Nâng cao các kĩ năng học tập

Mùa thi đang đến gần, cho học sinh tất cả các cấp. Và thậm chí, học là việc không chỉ của những người ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Học như thế nào để nắm vấn đề một cách nhanh nhất, hiểu vấn đề một cách sâu nhất và để vượt qua các kỳ thi một cách đơn giản nhất? Dưới đây có một số nội dung mà bạn có thể tham khảo để tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bản thân trong việc học – hiểu – thi….

Tạo thói quen học tập

Trước hết xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn) (đây là một việc không quá khó). Đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó. Hãy học những vấn đề khó trước. Nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà bạn thấy dễ và thú vị. Nên có những nơi dành riêng cho việc học. Nhưng bạn cũng nên chú ý đến các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ và điều kiện trang bị các phương tiện học tập chỗ bạn học.

Học khoảng 50 phút rồi nghỉ 10 phút. Khi giải lao bạn hãy vươn người, thư giãn và ăn chút snack để nạp lại năng lượng. Dành nhiều thời gian hơn cho việc sắp xếp tổ chức sự liên hệ giữa các phần và các khái niệm, lập đề cương và tập viết bài. Dành một khoảng thời gian ngắn hơn cho việc học thuộc tạm thời, ôn tập và tự kiểm tra. Còn thời gian thừa thì bạn hãy dành để ôn tập lại. Tiếp tục đọc

10 cái bẫy khi ôn thi ( nhất là gần ngày thi)

1. “Tôi không biết bắt đầu học từ đâu”

Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả những việc mà bạn cần phải làm. Sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành những phần nhỏ hơn dễ hoàn thành hơn. Nhưng cũng phải học có ưu tiên. Bạn hãy lên kế hoạch của mình một cách thực tế. Không nên bỏ tiết khi gần đến ngày thi bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian giữa giờ để ôn lại bài. Bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần.

2. “Tôi có quá nhiều thứ phải học mà thời gian lại thì lại còn quá ít”

Xem lại các bài đã học. Xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Cần phải xác định được những vấn đề nào là quan trọng, đã được nhấn mạnh nhiều nhất và xác định những nội dung mà bạn vẫn chưa hiểu rõ. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy bạn hãy áp dụng phương pháp này vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước.

3. “Phần này khô khan quá, tôi thậm chí không thể nào thức mà đọc được nó”

Tấn công vào các phần như vậy. Hãy chủ động với với những bài bạn đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?”. Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài. Sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên lưu ý là bạn nên đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng………More…

4. “Tôi đã đọc vấn đề đó. Tôi cũng hiểu. Nhưng tôi lại không thể nhập tâm được”

Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúng ta đã hiểu thì thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đề mới nên cố gắng giải thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắng kết hợp cái bạn đang học với những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ những vấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một số cách học như vậy bao gồm:

– Cách chia nhỏ vấn đề: đây là một cách hiệu quả để đơn giản hóa và làm cho lượng thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn. Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu trong quang phổ (đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh lục, chàm, tím) bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo đúng thứ tự của chúng. Nhưng nếu bạn lấy chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi màu thì bạn có thể đánh vần chúng thành cái tên “Roy G. Biv” và giảm luợng thông tin cần phải nhớ xuống còn mỗi 3 từ.

– Thuật nhớ: đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một công thức hay một phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữ cái trong bảng chữ cái alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sau đó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng.

5. “Tôi đoán là tôi hiểu vấn đề đó”

Tự mình kiểm tra mình. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi cho những nội dung chính trong bài học hay trong bài ghi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì mà thầy giáo bạn đã nhấn mạnh trong quá trình học. Hãy thử kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm với các phần các chương. Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề của các phần các chương thì bạn có thể tạo ra rất nhiều câu hỏi có hiệu quả cho việc học. Ví dụ như một phần có tiêu đề là “Sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc” có thể được đổi thành các câu hỏi đại loại như “Thế nào là sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?” “Nguyên nhân gây ra sự bàng quan này là gì?” “Nêu một vài ví dụ về sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?”.

6. “Có quá nhiều thứ phải ghi nhớ”

Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau:

– Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương.

– Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể.

– Sơ đồ hóa: bạn hãy vẽ sơ đồ để sắp xếp và liên kết các vấn đề với nhau. Chẳng hạn nếu bạn đang cố gắng để hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất thì bạn có thể lập một sơ đồ liệt kê tất cả các nước chính tham chiến theo hàng ngang ở phía trên của sơ đồ, sau đó liệt kê những vấn đề và sự kiện quan trọng dọc theo sơ đồ ở phía bên dưới. Tiếp đó trong các khung ở giữa bạn có thể mô tả những tác động của các sự kiện trong cuộc chiến đối với từng nước để bạn có thể hiểu được những sự phát triển phức tạp của lịch sử này.

7. “Tôi mới biết được điều đó chỉ một phút trước”

Xem lại bài. Sau khi đọc xong một phần bạn nên cố gắng nhớ lại tất cả những gì đã được đề cập trong phần đó. Rồi bạn hãy thử trả lời những câu hỏi mà bạn đã đặt ra cho phần mình vừa đọc. Nếu bạn không thể nhớ được hết thì hãy đọc lại những phần mà bạn thấy khó nhớ. Bạn dành càng nhiều thời gian để học thì thường sau đó bạn sẽ càng phải xem lại chúng. Thậm chí với những chỗ bạn có thể nhớ ra ngay lập tức thì học thêm sẽ làm cho khả năng đột nhiên bạn quên toàn bộ những gì đã học ít xảy ra hơn. Nói cách khác là bạn không thể học quá nhiều. Tuy nhiên cách bạn sắp xếp tổ chức và liên hệ các vấn đề với nhau như thế nào sẽ quan trọng hơn là bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học.

8. “Nhưng tôi thích học ở trên giường”

Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốt hơn khi điều kiện học tương tự điều kiện lúc thi (vị trí tự nhiên cũng như trạng thái cơ thể, tâm lí, tình cảm). Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bài thi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu.

9. “Học nhồi nhét trước hôm đi thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn”

Hãy dãn thời gian học của mình – học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn một cách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuần trước kì thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy mà lượng kiến thức sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.

10. “Tôi sẽ thức cả đêm đến khi nào hiểu được vấn đề này thì thôi”

Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyên nghỉ giải lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Trong lúc giải lao và truớc khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạn hãy để cả đầu óc lẫn cơ thể bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũng sẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tự chăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên có chế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.

Phong cách khoa học trong học tập

“Những kiến thức thu nhận được trong nhà trường là di sản quý báu của những thế hệ đã qua. Trách nhiệm của chúng ta là phải bổ sung các tri thức đó và truyền lại cho những thế hệ sau, vì bằng cách đó, chúng ta, những người sẽ chết, sẽ thành bất tử trong những sự vật còn tồn tại mà mọi người đã cùng chung sức tạo nên”.Không có phong cách khoa học trong học tập, thì năng suất học tập thấp, kiến thức tiếp thu không vững chắc và khó ứng dụng kiến thức trong thực tế.

Với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện nay, khối lượng kiến thức khoa học tăng theo cấp số nhân và khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Con người không nâng cao được năng suất lao động và chất lượng học tập sẽ luôn lạc hậu với thời đại.

Muốn nâng cao năng suất và chất lượng học tập phải có phong cách khoa học trong tất cả các khâu: nghe giảng, ghi chép, tự học, thực tập, làm bài và viết báo cáo, thuyết trình…

Theo quan điểm thông tin, học tập là một quá trình thông tin gồm các khâu: thu tin, lưu trữ tin và xử lý tin.

Trong đời sống hàng ngày, quá trình thông tin chiếm tới hai phần ba thơi gian thức của con người, trong đó viết chiếm 9 phần chăm, đọc 16 phần trăm, nói 30 phần trăm và nghe 45 phần trăm.

1. Nghe giảng

“Nghe là một nghệ thuật”

Nghe là một quá trình thu tin chiếm tới 45 phần trăm thời gian thức của người. Phải biết cách nghe mới thu được nhiều kiến thức trong thời gian quy định.

Yêu cầu ngừời nghe là phải biết được ý đồ của người giảng, nắm được ý chính của bài giảng, biết suy nghĩ về lập luận của người giảng và phát hiện những vấn đề mới trong khi nghe giảng……

Muốn như vậy, phải biết tập trung chú ý vào bài giảng. Trong giờ sinh vật học, thầy giáo đang giảng về định luật di truyền của Menden, bỗng nhiên ta nhìn qua cửa sổ. Mặt trời chói chang trên nền trời xanh thắm. Gió thổi mát rợi. Ta nghĩ, lan man đến cuộc đi chơi ngoài trời nhưng lai chợt nhớ rằng đang ở trong giờ sinh vật học. Ta nghe lõm bõm được vài thí dụ chứng minh cho định luật. Đột nhiên ta ngĩ tới trận bóng đá tuần sau của các đội Công an và Thể công và liên tưởng tới vài cầu thủ nổi tiếng. Sau một, hai phút, ta lai trở về với định luật Menden. Hết giờ lên lớp, ta không có một ý niệm gì chính xác về định luật Menden cả do đã không tập trung chú ý vào bài giảng.

Các kiến thức trong một bài, cũng như các bài trong một chương, là một chuỗi các chân lý, cái nọ nảy sinh từ cái kia. Có tập trung chú ý, ta sẽ lần từ khâu này sang khâu khác một cách dễ dàng. Nếu không tập trung, một vài khâu sẽ gián đoạn, phải tốn công và thì giờ mới nối lại được thành chuỗi cũ. Tập chung chú ý sẽ làm bài học dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Tập trung chú ý còn giúp trí tưởng tượng phát triển và – điều quan trọng đối với thanh niên – là giúp việc loại bỏ ấn tượng mệt mỏi, không hứng thú của một tư duy vô trật tự, và vì thế sẽ kích thích tinh thần ham học hỏi, ưa sưu tầm kiến thức của mỗi người. Tập trung chú ý, ta sẽ thấy bài giảng nào cũng đầy lý thú.

Tập trung chú ý bài di truyền, ta thấy là điều kiện nghiên cứu của Menden cũng đơn giản. Đối tượng nghiên cứu dễ kiếm, thí nghiệm dễ theo dõi, phòng thí nghiệm chỉ là nhà tù. Trong hoàn cảnh như vậy mà ông tổ của di truyền học đã có những phát minh xuất sắc cho khoa học. ta liên tưởng ngay là nếu chịu khó một chút, ta cũng có thể lặp lại thí nghiệm của Menden và biết đâu không có những phát kiến mới.

Rõ ràng sự tập trung chú ý vào bài giảng di chuyền gợi cho ta những suy nghĩ mới, ý niệm mới, mần mống của những phát kiến mới.

Chính nhờ tập trung chú ý mà anh sinh viên trẻ tuổi mới phát hiện ra sự chứng minh sai của viện sỹ hoá học Sêmiônốp trong một buổi thuyết trình về khoa học.

Người ta đã nói rất đúng là tập trung chú ý sẽ mở cửa cho phát minh khoa học.

Theo như trên, nghe giảng muốn có năng suất cao nhất về thu hoạch kiến thức, bộ não phải làm vuệc tích cực chứ không chỉ ghi nhận kiến thức một cách thụ động, thông qua việc thu âm cũng thụ động của cái tai.

Người ta đã thí nghiệm thấy nếu tập trung chú ý, hiệu suất tiếp thu đạt tới 50 phần trăm.

Phải tập luyện kết hợp ba khả năng: nghe, xem và ghi. Trí nhớ âm thanh sẽ được kết hợp với trí nhớ hình ảnh, ấn tượng của kiến thức dễ ăn sâu vào trong vỏ não. Thoạt đầu, thì hai loại trí nhớ này hoạt động tách rời, chú ý nghe thì quên ghi hay trái lại. Nhưng chỉ sau một thời gian tập luyện, ai cũng có thể kết hợp các khả năng này.

Hiện nay, nhiều cách nghe giảng không khoa học còn phổ biến. Người nghe, hoặc cặm cụi ghi chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc suy nghĩ mung lung về bài giảng, hoặc nghĩ đến việc khác. Kết quả là sau đó, đầu óc người nghe không có ý niệm rõ ràng hoặc có một mớ hỗn độn các ý niệm, hoặc không có ý niệm gì trong đầu. Đây quả là sự lãng phí lớn về thời gian và sức lực của cả người giảng lẫn người nghe.

Khả năng tập trung không phải bẩm sinh. Thuộc tính của động vật là phân tán tư tưởng, con thú chỉ tập trung chú ý khi rình mồi hay lẩn tránh kẻ thù, tức là trong những tình huống nhất định. Tập trung chú ý theo ý muốn là bản lĩnh của con người, chỉ thành hình sau quá trình rèn luyện. Ở thiếu nhi, tư tưởng thực chất là phân tán. Vì vậy rèn luyện khả năng tập trung cần được quan tâm ngay từ tuổi vỡ lòng.

Trong trường, về mặt này có thể có hai loại học sinh: loại chăm chỉ, quen tập trung chú ý vào một việc nhất định đang phải làm và loại phân tán chú ý đồng thời vào nhiều vấn đề. Loại thứ nhất thường xuyên xếp hạng giỏi, còn loại thứ hai thường xếp hạng yếu.

Học sinh yếu cũng có hai loại, loại không chăm chỉ về bất cứ môn học gì và loại chỉ tập trung vào những môn mình thích. Nếu bạn thuộc loại thứ nhất, thì đây là một hiện tượng khá nguy hiểm, vì lúc ở nhà trường ta đã không chú ý tới học hành thí sau khi ra trường, cũng sẽ không chú ý tới bất cứ một công việc gì. Và tiền đồ của những người như thế không sáng sủa lắm, hoặc anh ta là kẻ ăn bám xã hội, hoặc là một người lao động không thể nào trở thành tiên tiến.

Ngay nếu thuộc loại học sinh thứ hai, ta cũng phải chú ý rèn luyện để có thể tập trung vào những môn học mình không thích. Không phải ai sau khi ra trường cũng chọn được việc làm phù hợp sở thích. Nếu thiếu thói quen tốt là tập trung chú ý vào mọi việc từ nhỏ tới lớn, từ việc lạ tới việc quen, anh cũng không thể trở thành người lao động tiến bộ trong nghề nghiệp của mình.

Hơn nữa, rèn luyện tập trung vào những môn không thích, ta sẽ đồng thời rèn luyện được nghi lực, chủ động tập trung khi cần thiết. Đây là khả năng quý báu giúp con người thành công trong mọi việc.

2. Thực tập

“Không bao giờ nhìn sư kiện một cách hời hợt. Đừng biến mình thành người lưu trữ sự kiện. Hãy đi sâu vào dự kiện…”

Thực tập là hình thức học tập không thể thiếu ở các trường, nhất là ở trường đại học. Thực tập có thể tiến hành ở phòng thí nghiệm, trên thực địa, hay ở các cơ sở nghiên cứu, sản xuất…

Thực tập nhằm mục đích rèn luyện thao tác kỹ thuật nhằm củng cố và kiểm tra kiến thức lý thuyết đã học và để tập dượt ứng dụng kiến thức khoa học trong thực tế. Ở trường đại học tổng hợp, người ta thường chia ba loại thực tập để kiểm nghiệm kiến thức và thực tập sản xuất là để thử ứng dụng kiến thức trong thực tế.

Những tựu trung, loại thực tập nào cũng gồm hai quá trình, quan sát và thí nghiệm, quan sát là nhìn một cách chú ý và hơn nữa chú ý có định hướng. Nhìn thật dễ mà quan sát thật khó vì phải tập luyện. Có nhà khoa học đã nói: muốn học “nhìn” một sự vật phải tập luyện hàng năm.

Trước hết, quan sát phải biết chọn lọc theo yêu cầu của chủ đề. Đối với cùng sự vật, nếu yêu cầu chủ đề khác nhau thì mặt quan sát cũng khác. Thí dụ, trong thực tập về sinh thái học thực vật, ta phải “nhìn” khu rừng là một quần xã thực vật, chứ không “nhìn” rừng là một tập hợp 10.000 loại cây khác nhau, như trong thực tập về phân loại thực vật.

Hơn nữa quan sát thực hiện bằng giác quan của con người, nên có phần hạn chế nhất định, độ phân tích của giác quan mỗi người mỗi khác. Vì thế, phải quan sát nhiều lần và mỗi đối tượng phải được quan sát bởi nhiều người. Có như vậy, nhận xét về sự vật mới tăng phần chính xác.

Thí dụ, trong thực tập về động vật học, khi giải phẫu con vật, ta phải tham khảo thêm mẫu vật của người bên cạnh và tự mình cũng phải giải phẫu nhiều mẫu vật để so sánh. Những chi tiết giải phẫu lặp lại nhiều lần mới có độ tin cậy đáng kể.

Thí nghiệm là tác động vào sự vật hiện tượng và theo dõi sự biến đổi tương ứng của chúng. Thí dụ, bỏ giấy quì xanh vào dung dịch axít thấy giấy biến màu đỏ.

Nhưng thí nghiệm nào cũng không dừng ở chỗ định tính mà đều tiến tới chỗ định lượng. Người ta không bằng lòng với việc kiểm tra dung dịch xem có axit hay không, mà còn ước lượng độ axít của nó bằng khái niệm PH. Như vậy, kết quả thí nghiệm mới có ý nghĩa. Nói tới độ axit của dung dịch, phải làm thí nghiệm để xác định PH của nó là 6,5 hay 4,…

Vì thế, thực chất nội dung của thí nghiệm là cân, đo, đong, đếm, tức là ước tính đại lượng của tính chất đối tượng nghiên cứu.

Làm thí nghiệm cũng phải lập lại nhiều lần và bởi nhiều người. Tuy nhiên cùng đối tượng nhưng điều kiện thí nghiệm trong thời gian và không gian không phải hoàn toàn in nhau.

Thí dụ, trong thực tập sinh lý học động vật, xác định thành phần huyết cầu của máu cũng phải tiến hành vài lần. Nhìn sai ống chia độ, đếm sai trong kinh hiển vi không phải hiếm. Tăng số lần thí nghiệm sẽ làm giảm sai số trong việc này.

Ngoài ra, thao tác thi nghiệm phải cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Sự vật, hiện tượng trong tự nhiên không phải bền vững mà biến đổi tính chất từng giờ từng phút. Có biến đổi ta nhận thấy bằng giác quan thường, có biến đổi tế nhị tới mức giác quan bình thường không cảm thấy. Thí dụ, ta có thể nhận biết thay đổi nhiệt độ và độ ẩm không khí, từ mùa này sang mùa khác, nhưng không dễ dàng nhận biết biến đổi trong một ngày, nếu không có nhiệt kế và ẩm kế.

Trong thực tập giải phẫu động vật, chỉ một nhát dao hay nhát kéo đưa quá tay cũng có thể làm đứt dây thần kinh hay huỷ hạch thần kinh của con vật.

Có những phản ứng hoá học, chỉ cần tăng thêm vài giọt thuốc thử là đã biến đổi tính chất.

Vì vậy, khi làm thí nghiệm phải theo đúng lời chỉ dẫn. Trong khi đó đếm phải rất cẩn thận, tỉ mỉ để có thể tin chắc rằng mình đã không đếm sai, đo sai và phải ghi số liệu vào sổ một cách trung thực không thể bớt. Có nhà khoc học đã nói: Tính chính xác của con số là linh hồn thực sự của khoa học.

Trong cả quan sát và thí nghiệm phải tập trung chú ý vào sự vật và hiện tượng. Sự vật và hiện tượng trong tự nhiên không phải bất biến mà thay đổi rất nhanh. Nhiều mặt của hiện tượng chỉ thoáng qua, nếu khong tập trung chú ý, ta sẽ không nhận biết. Tập trung chú ý sẽ giúp ta ghi được những mặt của sự vật không thấy rõ, những mặt của hiện tượng gần như không đáng kể đối với con người bình thường nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với khoa học.

Từ xưa tới nay, đã biết bao người làm thịt ếch để ăn nhưng không phát hiện được điều gì lạ. Phải đợi tới nhà sinh lý học Ganvani. Vì quan tâm tới sức khoẻ của bà vợ ốm, ông tự làm thịt ếch để lấy đùi nấu cháo cho người bệnh. Với thao tác cẩn thận của nhà giải phẫu học, với sự tập trung chú ý vào công việc, ông đã phát hiện ra hiện tượng điện sinh học (hiện tượng Ganvani) nổi tiếng trong sinh lý học.

Công việc chuẩn bị tiêu bản thực tập phải được chú ý đặc biệt, theo đúng quy trình kỹ thuật. Không coi trọng điều này, tiêu chuẩn sẽ không phản ánh đúng trạng thể khách quan, dẫn tới sai lầm trong quan sát. Thí dụ, nhiều tiêu bản hiển vi có hình giả tạo, do cách thức nhuộm tiêu bản không chu đáo, làm ngườu nghiên cứu có nhận xét sai lệch về cấu tạo đối tượng.

Khi vẽ các tiêu bản thực tập vào giấy, phải trung thực, phản ánh đúng tình trạng tiêu bản. Tiêu bản mẫu và hình vẽ mẫu chỉ có tính chất tham khảo. Chủ yếu phải so sánh tiêu bản mình làm với tiêu bản mẫu và hình vẽ mẫu, tìm điểm giống nhau và điểm sai khác nhau, suy nghĩ tìm nguyên nhân của sự sau khác do kỹ thuật hay do đặc trưng của tiêu bản…

Chính bằng cách này, đôi khi ta sẽ phát hiện những chi tiết bất ngờ, những kiến thức mới, nhưng ít nhất cũng rút kinh nghiệm được về kỹ thuật chuẩn bị tiêu bản của bản thân. Chuẩn bị tốt, theo đúng quy trình, tiêu bản sẽ rõ ràng, dễ quan sát.

Khi làm thực tập, dụng cụ, hoá chất phải sắp xếp có thư tự nhất định, để khi cần tới thứ gì, không mất thì giờ tìm kiếm.

Góc làm thực tập phải sạch sẽ, vệ sinh. Điều này sẽ góp phần bồi dưỡng đầu óc minh bạch của người trẻ tuổi. Không thể nào sàng tạo với một bộ não lôn xộn, luộm thuộm.

Hiện nay, trong thực tập ở phòng thí nghiệm hay trên thực địa, nhiều sinh viên còn có tính qua loa, đại khái, không tập trung chú ý vào công việc, từ khâu chuẩn bị đối tượng quan sát, thí nghiệm tới khâu viết thu hoạch.

Không ít người ngại việc, hoặc quá chủ quan, không muốn lặp lại quan sát và thí nghiệm nhiều lần.

Kết quả là số liệu thu được không có độ tin cậy đáng kể. Giá trị của các kiến thức đó giảm hẳn. Chúng không những không cho ta những hiểu biết chắc chắn, không giúp ta phát hiện những kiến thức mới, mà còn dẫn tới tác phong tuỳ tiện, làm ẩu, hoàn toàn xa lạ với người lao động có trách nhiệm.

Tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, khả năng tập trung chú ý không phải bẩm sinh mà phải được rèn luyện từ tuổi thơ ấu. Cha mẹ và thầy giáo có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện này. Giao cho các cháu việc gì, phải hướng dẫn thao tác tỉ mỉ và theo dõi sát việc thực hiện.

Nếu gọt bút chì, hãy chú ý gọt cẩn thận như người hoạ công lành nghề. Nếu đóng vở, hãy chú ý đóng buộc như một thợ đóng sách chuyên nghiệp.

Một nhà giáo dục học, có nêu một phương pháp rèn luyện khả năng tập trung chú ý như sau:

Hãy cầm một bông hoa, quan sát khoảng 5 phút rồi mô tả nó một cách đầy đủ, không nhìn lại nó. Muốn thế, ta cầm bông hoa, ngắm nó và tập trung chú ý vào các chi tiết.

Ta chú ý tới hình dạng cánh hoa, đài hoa, nhụy hoa, màu sắc, hương thơm… trong khi tập trung quan sát các bộ phận của hoa, không ai có thể làm phân tán sự chú ý này. Như vậy, chỉ trong 5 phút, ta đã tập trung toàn bộ trí tuệ vào đối tượng quan sát.

Cách thức tập trung vào một ý niệm, một quyết định, một phán đoán, một công thức cũng như vậy. Ta sẽ suy nghĩ về mỗi vấn đề dưới tất cả phương diện. Ý nghĩ nào hiện ra trong óc mà không liên can trực tiếp tới ý niệm chính, sẽ được gạt bỏ tức khắc.

3.Nghị lực kiên trì

“Chỉ một số ít người trên trái đất này có thể hiểu được sự căng thẳng đầu óc ghê gớm và trước hết là sự lao động quên mình mà không có nó thì những sáng tạo của trí tuệ mở những con đường mới cho khoa học không thể nào thực hiện được…”

Nghiên cứu khoa học đòi hỏi nhiều nghị lực. Phải tập trung tất cả sức manhj tinh thần và thể chất cho khoa học nếu muốn thành công.

Thiên nhiên không dễ dàng vén màn bí ẩn cho người nghiên cứu. Phải tiến hành hàng ngàn quan sát, thí nghiệm. Rồi phải xử lý hàng vạn số liệu. Công việc này rõ ràng đòi hỏi một nghị lực rất lớn.

Bộ Tư bản là một trong hai công trình khoa học vĩ đại của thế kỷ XIX – công trình kia là của Đácuyn về nguồn gốc của loài vật – đã buộc Mác vượt qua khó khăn vật chất và tinh thần trong hơn 30 năm. Ông có nói một câu đại ý: không có con đường đế vương cho khoa học và chỉ ai không sợ leo trèo mệt nhọc trên con đường dốc hiểm trở – tuy có người dẫn đường rất giỏi – mới có may mắn tới được đỉnh cao sán lạn của khoa học.

Người ta kể lại, Pie và Mari Curi đặt kế hoạch lọc chất Radium từ quặng Pechblende để chứng minh cho giới khoa học là chất này có thật, Mari đã phải làm việc trong 45 thành liền, “tại phòng thí nghiệm”. Đây là một nhà chứa xe, thềm đất, nóc kính đã vỡ, khi mưa, để chảy nhỏ giọt.

Bà phải ngoà hàng yến quặng bằng tay, gạn quặng nóng chảy – mà hơi bốc lên làm họ sặc sụa và chảy nước mắt nước mũi – từ vại này sang vại khác.

Năm 1902, giới khoa học mới được thấy 10 gam radium nguyên chất lọc từ một tấn bã quặng. Phát minh ra radium, chất phóng xạ nguyên chất đầu tiên, gây một cuộc cách mạng thật sự trong khoa học.

Nghi lực phi thường của nữ bác học Mari Culi đã dẫn bà tới đỉnh cao sán lạn của khoa vật lý học.

Năm 14 tuổi, nhà toán học Pôngtriaghin gặp một tai nạn bị mù hai mắt. Nhưng cậu rất thích toán học nên kiên trì đền trường nghe giảng và về nhà tự học với sự giúp đỡ của mẹ. Học xong lớp 10, cậu vào học ở đại học tổng hợp. Sau khi tốt nghiệp, được giữ lại ở trường làm thầy giáo. Năm 30 tuổi, được bầu làm viện sỹ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Hiện nay là một trong những nhà toán học xuất sắc của thế giới.

Kèm với nghị lực là sự kiên trì. Kiên trì cần thiết cho mọi thành công. Không có việc gì thành công ngay một cách trọn vẹn.

Giải quyết một việc cũng tựa như người đi đường có nhằm một đích nhất định. Muốn tới đích, trên đường đi, ta phải kiên trì vượt các chướng ngại vật.

Thật là nguy hiểm nếu người ta chỉ muốn có kết quả quá nhanh, qua trực tiếp.

Kiên trì càng rất cần cho lao động khoa học. Muốn nghiên cứu thành công, phải hiểu biết, tìm tòi nhiều. Sự hiểu biết cặn kẽ, sự chuyên cần và sự kiên trì sẽ giúp ta xoá bỏ được những định kiến sai lầm, bảo toàn được chân lý tìm thấy.

Niutơn, khi trả lời câu hỏi nhờ đâu ông đi tới được định luật vạn vật hấp dẫn, đã nói: Đó là do tôi thường xuyên chăm chú theo dõi đối tượng nghiên cứu của mình và kiên tâm chờ đợi, từ khi sự việc bắt đầu tới khi sự việc được sáng tỏ dần và trở thành hoàn toàn rõ ràng.

Paxtơ có nói với thanh niên về công trình của mình: Chẳng có thiên tài đặc biệt nào đâu, chỉ có lao động cần cù, kiên trì cố gắng, người ta mới có thể đạt được những cái gì đẹp đẽ và cao cả. Đấy là tất cả bí quyết mà tôi đã tìm thấy trong những kết quả nghiên cứu của mình.

Nhà hoá học Mendêliép cũng có một câu đầy ý nghĩa: Tôi có phát minh không phải nhờ thiên tài mà do làm việc cả đời không nghỉ.

Ngành khoa học nào cũng cần tới sự kiên trì. Một tư tưởng nào cũng là sản phẩm của một lao động kiên trì chứ không phải là một sự thích thú lập luận phô trương. Tư tưởng phải là một cái gì cao hơn dục vọng và bản năng. Không co lao động tận tâm, không thể vươn tới tầm cao của tư tưởng.

Có ngành khoa học còn cho kiêm trì là một điều kiện tiên quyết để tránh để thành công. Muốn chọn một giống lúa mới, phải cần tới hàng chục năm lao động và chờ đợi, phải tiến hành hàng triệu kiểm tra.

Đối với nhà khoa học chọn giống, người ta thường đặt ba yêu cầu: giành cả đời người, ở nguyên một chỗ và phải sống lâu.

Có kiên trì trong khoa học mới giữ vững được tuổi được tuổi trẻ sáng tạo suốt cả đời. Tuổi trẻ sáng tạo không tuỳ thuộc tuổi trẻ vật chất. Có người chỉ khoảng 30 tuổi đã mất tuổi trẻ sáng tạo, mà có người giữ được nó tới lúc cuối đời.

Điều cơ bản là duy trì được tò mò tìm hiểu của tuổi thơ và không cho phép được nghỉ ngơi trên những thành tích quá khứ.

Nhà bác học Mari Culi được giải thưởng Nôben về vật lý học năm 1903, lúc bà 35 tuổi, tới năm 1911, lại được giải thưởng Nôben về hoá học (trong lịch sử, ít ai có thể được giải Nôben 2 lần), và hai tháng trước khi chết – bà mất tháng 7- 1934 – bà còn tới phòng thí nghiệm làm việc, còn sửa bản thảo của một công trình khoa học, còn phụ đạo cho học trò.

Nhà vi khuẩn học Vinagratxki, năm 97 tuổi, trong ba tháng cuối cùng của cuộc đời, vẫn tiếp tục chữa bạn thảo của công trình nghiên cưu.

Kiên trì là luôn giữ vững nhiệt tình trong nghiên cứu, không nản lòng vì thất bại, không nôn nóng về kết quả nghiên cứu và là chịu đựng gian khổ về tinh thần và vật chất vì sự nghiệp khoa học.

Người nghiên cứu nào cũng phải luôn giữ vững nhiệt tình trong lao động khoa học.

Sự hiểu biết là vĩnh viễn và vô cùng, cũng như sự vô cùng tận của thiên nhiên. Kiến thức cũng tựa như một khối tròn và khôi tròn càng lớn thì càng có nhiều điểm tiếp xúc với vô tận. Vì vậy, không có kết luận khoa học nào đã kết thúc. Mỗi kết quả khoa học chỉ là thanh tựu có tính chất quá độ và đều đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết. Cuộc chiến đấu lâu dài với thiên nhiên nhằm tích luỹ kiến thức sẽ không bao giờ chấm dứt.

Những nhà khoa học chân chính phải không ngừng tiến hoá và không ngừng tìm tòi kiến thức.

Vì vây, nhà khoa học nào cũng phải lớn lên trong suốt đời mình bằng cách khắc phục bản thân mình. Có lao động kiên trì mới liên tục lớn lên, liên tục tiến hoá như thế.

Theo lời nhà toán học Laurentiép, muốn trở thành bác học, trước hết phải rèn cho mình khả năng làm việc thật nhiều. Trong hoạt động sáng tạo, cái chính nhât là làm việc liên tục kiên trì hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng chục năm, phấn đấu để giành mục tiêu đã định. Phải tìm tòi không mệt mỏi các con đường để giải quyết vấn đề, đối với nhà toán học thì thử đi thử lại hàng ngàn con đường để tìm lấy con đường gần nhất, còn đối với nhà khoa học thực nghiệm, thì thử đi thử lại hàng ngàn kiểu phối hợp khác nhau, cơ cấu khác nhau.

Trong một bức thư gửi cho bạn, nhà toán học Gausơ đã viết: Có thể là bạn hiểu được tâm trạng của tôi về cái định lý toán học tôi đã cố chững minh mà không được… Trong suốt 4 năm, ít có tuần nào tôi không suy nghĩ về cách giải bài toán đó, nhưng tất cả đều vô hiệu. Cuối cùng, ngày gần đây, tôi mới đạt được kết quả.

Đây là tâm sự của một “thần đồng” về toán ở thế kỷ trước. Khi lên 7 tuổi, Gausơ đã làm được phép tính cộng 100 con số đầu tiên với một tốc độ rất nhanh.

Nhà vật lý học Êđixơn, người có nhiều phát minh nhất ở đầu thế kỷ XX (khoảng 1100 phát minh), đã phải thực hiện tới 8000 thí nghiệm mới tìm ra sợi tóc của bóng đèn thông dụng hiện nay, và đã làm tới 50000 thí nghiệm để thay thế ắc quy chì bằng ắc quy kiềm, gọn nhẹ hơn.

Ông phải thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm 18 -20 giờ mỗi ngày.

Ông thường nói: Trong mỗi phát minh khoa học, chỉ có một phần trăm là nhờ thiên tài, còn 99 phần trăm là lao động, lao động cực nhọc.

Kiên trì còn là không lản lòng vì thất bại.

Trong quá trình tìm tòi cái mới, không sao tránh được thất bại. Nhưng nhà khoa học chân chính không bao giờ nản lòng. Chính thất bại đó giúp ta kiểm tra được con đường đang đi, phương hướng đang phát triển.

Phân tích thí nghiệm thất bại nhiều khi còn dẫn tới phát minh quan trọng.

Từ lâu, nhà sinh học Cơritxian đờ Đuvơ nghiên cứu các vấn đề xoay quanh bệnh đái tháo đường. Một hôm khi chiết xuất men của tế bào gan chuột để làm thí nghiệm, ông nhận thấy men này lúc có lúc không trong dịch chiết. Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của thí nghiệm thất bại, ông phát hiện ra là chất men được chứa trong một túi nhỏ của tế bào mà ông đặt tên là Lysosom.

Tuỳ theo Lysosm vỡ hay lành mà nước chiết có chứa men hay không.

Sau khi tập trung toàn viện để nghiên cứu Lysosom về mặt, ông tìm thấy chức năng của vật thể này trong sự tiêu hoá nội bào, điều mà khoa học chưa biết. Phát minh của Đờ Đuvơ đã mở đường cho sự phát triển của các nghành sinh học tế bào và vi sinh vật học hiện đại, và đã dành cho ông giải thưởng Nôben 1974 về sinh lý học.

Kiên trì là không nôn nóng về kết quả nghiên cứu.

Trên con đường khoa học, nếu nóng vội thường đi tới kết luận quá sớm không đủ cơ sở để thuyết phục. Hiện nay, những vấn đề “dễ ăn” trong khoa học đều đã được giải quyết từ hàng thế kỷ. Còn lại là những vấn đề “hóc búa” đòi hỏi nhiều công sức.

Người nghiên cứu chỉ có thể công bố kết quả phát minh của mình khi bản thân đã đưa ra hết các giả thuyết phủ định kết luận đó. Muốn như vậy, phải đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm, để làm lại hàng trăm, hàng ngàn thí nghiệm kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân của kết quả thí nghiệm trái ngược.

Năm 1831, Đácuyn bắt đầu thu thập số liệu khoa học. Tới năm 1842, tức sau 11 năm, ông mới thông báo 35 trang về học thuyết nguồn gốc loài vật, hai năm sau, công bố 230 trang. Và trong 10 năm tiếp theo, ông vẫn tiếp tục thu thập số liệu để kiểm tra học thuyết của mình.

Tới năm 1684, Niutơn đã giải quyết xong bài toán hấp dẫn và đưa bản thảo cho nhà thiên văn học Halây xem. Halây có khuyên nên công bố ngay, nhưng Niutơn không đồng ý vì cho rằng công trình chưa hoàn chỉnh.

Ông lao động thêm hai năm và tới năm 1687 mới công bố công trình “Những nguyên lý của triết học tự nhiên”, trong đó, không chỉ đưa ra định luật hâp dẫn vũ trụ với cơ sở khoa học của nó, mà còn cả toàn bộ lâu đài vật lý học của hai thế kỷ sau.

Nhà khoa học chân chính nhiều khi còn phải kiên trì chịu đựng gian khổ về tinh thần.

Trong lịch sử khoa học, những phát minh lớn thường không được đánh giá đúng mức bởi giới khoa học đương thời. Hoặc công trình bị lãng quên một cách lặng lẽ, hoặc nếu mâu thuẫn với chính kiến đương thời thì bị công kích kịch liệt.

Hiện nay, nhà di chuyền học Menden được coi là ông tổ của ngành di truyền học hiện đại và là một trong hơn 10 nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ XIX.

Nhưng ít người biết là năm 1865 và 1869, ông đã phát minh ra định luật di truyền và thông báo cho giới khoa học, trong một công trình 73 trang. Nhưng chẳng ai để ý đến. Phải đợi tới 1900, tức 30 năm sau, người ta mới lưu tâm lặp lại thí nghiệm của ông và xác nhận công trình.

Gần đây, có thể lấy thêm thí dụ của nhà bác học Xioncôpxki, người sáng lập ra khoa học tên nửa. Trong không khí lãnh đạm và không hiểu của giới khoa học đương thời về phát minh khoa học của mình, ông vẫn kiên trì nghiên cứu thí nghiệm và viết báo cáo. Ông có ghi trong hồi ký: cả cuộc đời tôi đã dành cho suy tưởng, tính toán, thực hành và thi nghiệm.

Phải đợi tới ngày cuối của cuộc đời, người đương thời mới đánh giá nổi sự đóng góp của ông cho ngành khoa học vũ trụ với 600 công trình khoa học.

Hiện nay, tượng ông được đặt ở thủ đô Matxcơva và ở Kaluga, nơi ông sống và dạy học; tên ông được khắc ở đài kỷ niệm ngày phóng vệ tinh nhân tạo và được đặt cho một hòn núi lửa trên mặt trăng.

Khi có đồng nghiệp an ủi về phát minh khoa học bị công kích dữ dội, nhà vi trùng học Paxtơ đã nói: Một nhà khoa học phải no lắng về những điều người ta sẽ nói về anh ta trong một thế kỷ, chứ không phải những lời khen chê bây giờ.

Nhà di truyền học Lương Đình Của, bỏ mặc sự lãnh đạm thở ơ của một số đồng nghiệp, kiên trì nghiên cứu áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại vào công tác chọn giống. Sau nhiều năm, ông đã tạo cho nông nghiệp một số giống ngũ cốc và rau có giá trị thịnh hành.

Nhiều nhà khoa học còn chịu đựng gian khổ về vật chất vì sự nghiệp khoa học.

Nhà khoa học Béctơlô, người đã đóng góp cho hoá học những phát minh nổi tiếng của thế kỷ XIX, lưng còng vì đau cột sống, cả ngày làm việc trong phòng thí nghiệm lạnh lẽo và ẩm thấp – bản chất và tính chính xác của công trình nghiên cứu không cho phép sưởi ấm căn phòng – và ông dành cả tối và thưởng thức thâu đêm để tính toán.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, thành phố Lêningrat (Liên Xô) bị phong toả suốt 900 ngày. Các nhà thực vật học của viện nghiên cứu đã săn sàng nhận khẩu phầm hàng ngày là 30 hạt đậu nảy mần, bên cạnh họ là kho 15000 tấn lúa mỳ giống. Sưu tập giống lúa này do nhà di truyền học Vaviốp đã vượt năm châu bốn biển, xây dưng trong nhiều năm.

Các nhà thực vật học của viện sẵn sàng chết chứ không muốn động đến cái gia tài khoa học quý giá kia của tổ quốc.

Một nhược điểm của tuổi thanh niên là nôn nóng, dễ nản và có nhiệt tình “lửa rơm”. Nhược điểm này có thể chấp nhận phần nào trong các ngành hoạt động khác khoa học. Những muốn đi vào con đường khoa học, chúng ta phải cương quyết khác phục no. Sự nghiệp khoa học không phải chỉ đòi hỏi quả tim mà đòi hỏi bộ não, chủ yếu là bộ não.

Phải rèn luyện nghị lực từ lúc còn trẻ.

Khi ta đã kiểm tra được mọi hành động, chương trình phải được thực hiện không chậm trễ. Do suy nghĩ, ta sẽ nhìn rõ vấn đề, đặt vấn đặt vấn đề rõ ràng và có những ý niệm minh bạch.

Từ đấy, sẽ khởi động một tình cảm, một xúc động biểu hiện ở khí thế nhiệt tình, một tình cảm mãnh liệt muốn thành công. Chính lòng ham muốn cực độ sẽ thúc đẩy chúng ta hành động ngay, lòng ham muốn sẽ dẫn tới chỗ quyết tâm hoàn thành.

Khi đã có quyết tâm, ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi người này hay sự vật kia.

Rèn luyện nghị lực phải bắt đầu bằng những việc hàng ngày bình thường nhất. Đã làm việc gì là làm cho chu đáo tỉ mỉ, kể cả những việc mình không thích lắm. Đã bắt đầu việc gì phải vượt mọi kho khăn làm tới cùng, không bao giờ bỏ dở.

Đã đặt kế hoạch làm việc, học tập, phải cố thực hiện đúng thời gian quy định.

Người ta kể lại, trong kháng chiến lần thứ nhất, trên đường đi thăm một đơn vị bộ đội, Bác Hồ gặp một con suối nước dâng to chảy cuồn cuộn. Vài người khuyên Bác trở lui, hoãn cuộc đi thăm tới ngày khác. Bác cương quyết chống gậy qua suối, không muốn để lỡ kế hoạch đã định.

Cùng với nghị lực, phải rèn luyện tính kiên trì vì nghị lực và kiên trì là cơ sở của mọi thành công.

Người thiếu kiên trì luôn luôn muốn thay đổi công việc vì cảm thấy không thích hợp. Thật ra đối với loại người này thì công việc mới nào cũng sẽ không thích hợp. Lòng ham thích công việc. Nếu công việc chưa thích hợp lắm, ta cứ kiên trì, sau một thời gian mới có thể đánh giá đúng đắn.

Đối với công việc không thích hợp, ta vẫn phải kiên trì, cố gắng sẽ lớn hơn. Và nghị lực do sự cố gắng này cũng được rèn luyện thêm một bước.

4.Năng khiếu

“Con người có thể làm được bất cứ điều gì mà một người khác đã làm được”

Năng khiếu cũng là đức tính bẩm sinh cần thiết để có thể phát huy được trong từng ngành khoa học.

Trí tuệ nào thích thú về tư duy trừu tượng và suy diễn lôgíc, có thể trở thành nhà toán học tốt. Trí tuệ tìm hiểu thiên nhiên, quan tâm tới tính trật tự trong thiên nhiên và có bàn tay khéo léo, có thể trở nên nhà khoa học tự nhiên tốt (hoá học, vật lý học, sinh học…)

Nếu sự thích thú này hướng về các loại sinh vật, họ có thể trở nên nhà sinh học tốt.

Một trí tuệ bình thường, thế nào cũng có một loại năng khiếu nào đó. Một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là phát hiện cho được loại năng khiếu này để hướng dẫn sự phát triển của người trẻ tuổi.

Lịch sử khoa học đã có nhiều thí dụ, nếu người thanh niên được đào tạo theo đúng năng khiếu, anh ta có thể trở thành nhà khoa học có tài. Còn nếu anh ta có trí tuệ thông minh xuất chúng thì sẽ trở thành thiên tài.

Nói chuyện với một nhà tâm lý học, Anxtanh đã thú nhận tâm lý học là một môn khoa học rất khó và ông đã cố công học mà không thể nào nắm vững được.

Nếu buộc phải học tâm lý học, chắc chắn Anxtanh sẽ chỉ trở thành nhà tâm lý học không tên tuổi.

Nhà bách khoa Đalămbe thích toán học từ năm 13 tuổi. Nhưng bố mẹ lại muốn cho con học y khoa vì bác sỹ lương cao và thu được nhiều tiền khám bệnh.
Nể lời bố mẹ, ông vào học trường thuốc nhưng nửa chừng bỏ dở vị không sao học nổi và trở lại môn toán học. Rút cục Đalămbe trở thành nhà bác học lớn ở thế kỷ XVIII. Cùng với Điđơrô, ông đã soạn 20 tập “Bách khoa toàn thư khoa học, nghệ thuật và công nghiệp”, trong đó ông viết phần vật lý học và toán học. Nhiều công thức vật lý học và toán học mang tên ông.

Nhà toán học Poatxông cũng vậy. Gia đình ép đi học nghề thuốc, nhưng cuối cùng ông bị đuổi vì bàn tay quá vụng về, chích mổ không khéo. Nhưng khi đọc một tờ báo toán học, Poatxông lại giải được hết bài toán này sang bài toán khác, và từ năm 17 tuổi, ông đã nổi tiếng về khả năng toán học hiếm có.

Giả thiết Poatxông cứ đeo đẳng nghề thuốc mãi, chắc ông sẽ trở thành “lang vườn” và cũng như Đalămbe, không có ích nhiều cho xã hội.
Hiện nay, có nhiều trường hợp chọn ngành nghề không dựa vào năng khiếu. Vì vậy, khi tốt nghiệp ra đời, người ta không thành người lao động tốt, lại càng không thành người lao động ưu tú trong các ngành đã được đào tạo.

Các thầy giáo ở phổ thông có trách nhiệm phát hiện các năng khiếu của học sinh để sau này hướng các em vào ngành nghề cho thích hợp.

Trong hồi ký, nhà toán học Laurentiép đã có nêu là, khi học ở phổ thông, anh cũng có năng khiếu về hoạ và nhạc bên cạnh năng khiếu về toán học và anh đã có ý định đi sâu vào nghệ thuật. Nhưng cô giáo đã phát hiện được triển vọng của các năng khiếu trên, cô nói với anh: Nếu về sau em không đi vào toán học, em sẽ không gặp cô nữa. Laurentiép nghe theo lời khuyên đó.

Sau khi vào trường đại học tổng hợp Matxcơva (Liên Xô), Laurentiép chỉ học chương trình khoa toán lý mất 3,5 năm (chứ không phải 6 năm), trong khi đang là sinh viên đã là giảng viên của trường trường Cao đẳng kỹ thuật Matxơva, 29 tuổi là giáo sư đại học, 34 tuổi đạt học vị tiến sỹ khoa học kỹ thuật, 35 tuổi đạt học vị tiến sỹ toán học và 40 tuổi là viện sĩ viện hàn lâm khoa học Liên Xô.

Năng khiếu coi như hạt giống cây, nếu gieo vào mảnh đất thích hợp, nó sẽ nảy mầm thành cây rồi ra hoa kết quả. Nếu gieo vào mảnh đất không thích hợp, nó sẽ thui đi hoặc trở thành cây non còi cọc.

Gia đình và nhà trường có trách nhiệm quan trọng trong việc hướng nghiệp cho các người trẻ tuổi. Đất nước có thiên tài hay không, có nhân tài nhiều hay ít, là tuỳ thuộc trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

Chuẩn bị cho một tương lai

Thành công trong việc điều trị không chỉ ở tài chẩn đoán và thuốc hay mà còn ở sự hợp tác tốt của bệnh nhân. Muốn bệnh nhân hợp tác tuyệt đối thì ngoài có được sự tin tưởng của họ, người bác sĩ cần phải giải thích cho họ rõ bệnh trạng, cái lợi và hại, hay nói khác đi là việc giáo dục bệnh nhân tốt.

Người ta nói đọc thì biết 10%, nói sẽ biết được thêm 20% nữa; vừa đọc vừa nói thì kiến thức của mình thu được cũng chỉ 30%. Tuy nhiên, nếu mình hướng dẫn người khác thì kiến thức ấy có thể thu được trên 50%. Muốn hướng dẫn được người khác trước tiên mình phải hiểu rõ sự việc đó.

Thực ra kiến thức cũng như kinh nghiệm lâm sàng của mình không đủ để hướng dẫn bệnh nhân; vậy, cách rút ngắn thời gian và học hiệu quả là tận dụng kinh nghiệm của thầy cô và đàn anh. Đi lâm sàng ngoài học những bệnh thực tế đã được đọc trong sách còn là một bước chuẩn bị cho tương lai của mình. Winnie để ý thấy ở VN không chú trọng việc giáo dục bệnh nhân (cũng như y học cộng đồng không được quan tâm đúng mức). Dù là một bác sĩ chuyên khoa đi nữa thì điều đó cũng quan trọng tương đương như trau dồi kinh nghiệm chuyên môn của chính mình. Winnie thấy việc in tờ bướm về một bệnh thường gặp nào đó, cách xử trí tức thời và những dấu hiệu nguy hiểm cần được phát cho bệnh nhân. Hiện tại rất ít nơi làm điều đó. Bệnh viện Nhi Đồng 1 thì có mấy tranh tuyên truyền treo trong BV, vài tờ bướm cũng được phát ở phòng khám về vài nội dung như sốt cao co giật, ăn dặm. BV Chợ Rẫy thì hình như chỉ có các dấu hiệu cần nhập viện ngay trong theo dõi chấn thương sọ não. Những cái đó rất hay nhưng không thấy nhiều ở Việt Nam. Phòng mạch tư thì cũng chỉ mới biết BS Quang (trưởng khoa chi dưới TT Chấn thương chỉnh hình) có làm mấy tờ bướm phát cho bệnh nhân. Thiết nghĩ tiền khám bệnh ít nhất 5000 đồng, một bản photocopy cũng chỉ 500 đồng, đâu tốn kém là bao. Chỉ cần bệnh nhân biết đọc thì mình có thể đưa thông tin căn bản đến họ rất dễ dàng.

Vậy, cách chúng ta, những sinh viên y khoa, chuẩn bị cho một tương lai như thế nào. Mình có thể soạn từ bây giờ những bài viết đơn giản, ngắn gọn một tờ A4 để giải thích cho bệnh nhân về tình trạng một bệnh nào đó, về một thủ thuật nào đó, hoặc cách tự chăm sóc một vết thương. Ví dụ, Chuyên mục loãng xương (định nghĩa, lứa tuổi nguy cơ, phòng tránh); MRI (định nghĩa, cần chuẩn bị gì trước khi làm thủ thuật, tác hại và tai biến nếu có); chăm sóc bệnh nhân bó bột (các dấu hiệu cần quan tâm, các mốc thời gian quan trọng trong bó bột). Đây không phải là một ý tưởng mới, nhiều nơi làm rồi, nhưng VN thì chưa phát triển. Winnie nghĩ thời gian đi qua mỗi chuyên khoa trong lâm sàng sẽ giúp bạn sưu tầm được khá nhiều đấy.a

Học hiệu quả hơn khi đi lâm sàng

Giờ học lý thuyết tuy ít hơn giờ lâm sàng nhưng ai cũng nhìn rõ ràng nó hiệu quả hơn. Ví dụ, thầy giảng ra rả bài đó, ít nhất cũng chép được vài dòng trong tập hay ghi cái notes hoặc ngồi nghe không bổ bề này cũng tốt bề kia. Về nhà học lý thuyết thì cứ nhất nhất cũng làm được bài thi (lý thuyết).

Mỗi ngày mình có 4-5 tiếng thực tập, đó là chưa kể đi trực nữa. Vậy mà cảm thấy vô dụng gì đâu. Lượn qua lượn lại, ngó tới ngó lui, gặp bệnh nhân khó chịu thì càng nản chả muốn thăm khám gì nữa. Làm xong cái bệnh án “trả nợ” thì ngồi tụm lại tán gẫu, trình xong thì thầy nói qua loa, hỏi vài chuyện (mà phần lớn các chuyện nó nằm chình ình trong sách ấy), rồi mạnh ai nấy kéo nhau về, khoan khoái làm sao.

Đó là sơ lược “bức tranh sinh viên y khoa từ năm 3 đến năm 5 rưỡi” hihi… Vì cái chặn đường nữa năm 6 là khủng hoảng rồi, quáng quàng mà chạy, chẳng nhởn nhơ như kể trên nữa.

Vậy làm sao để học một cách hiệu quả hơn? Cảm thấy giờ lâm sàng có ích hơn? và thực sự có ích cho những ngày sau này khi mình làm BS.

Những điều Winnie nói dưới đây là “kinh nghiệm bản thân”, có thể nó không có ích lắm cho kì thi lý thuyết, nhưng nó sẽ có ích trong những ngày thực sự là BS.

1/ Thử tưởng tượng mình mang một chứng bệnh như thế, hoặc người nhà mình bệnh như thế. Mình muốn biết điều gì nhất và lo sợ điều gì nhất.

Câu hỏi đó đôi khi không thể tìm trong sách giáo khoa. Chỉ có thể tìm trong từng kinh nghiệm của thầy cô lâm sàng, hoặc chí ít trao đổi với bệnh nhân. Thực ra nếu mình không đạt được sự tin cậy thì người ta sẽ không hỏi mình = mình không thu thập được câu hỏi từ bệnh nhân. Theo thầy cô cũng có nghĩa là tìm những câu hỏi và câu trả lời.

2/Thử tưởng tượng mình phải điều trị. Nghĩa là đó là bệnh nhân của mình và mình ghi xuống một toa thuốc, sau đó theo dõi hiệu quả toa thuốc của mình (ví dụ nó giống toa thuốc của thầy cô đi, cái nào dành cho cái nào, và tìm cách gia giảm dựa theo sách). Cái này dành cho y 5 và 6.

3/ Thử tưởng tượng mình cho bệnh nhân xuất viện, và phải dặn dò những gì cần thiết. Ví dụ, tái khám, kiêng cữ, dấu hiệu cần nhập viện ngay…

Với ba cái đó, bạn sẽ cảm thấy việc đi lâm sàng rất bận rộn và hiệu quả.

Học cách học

Học cách học

Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái
Henry Brooks Adams

Để tìm được cách học hiệu quả nhất, bạn cần hiểu rõ về:

  • Bản thân
  • Khả năng học của bạn
  • Cách học hiệu quả mà bạn đã từng dùng
  • Đam mê, kiến thức và môn bạn muốn học

Có thể bạn học Vật lí khá dễ dàng nhưng lại trật vật khi học đánh tennis (hoặc ngược lại).
Tuy nhiên, mọi việc học đều có điểm chung: đó là chúng bao gồm các bước cơ bản sau:

Có bốn bước cơ bản:
Hãy bắt đầu bằng việc in trang này và trả lời các câu hỏi.
Sau đó, hãy vạch ra kế hoạch học từ những câu trả lời đó và với những Hướng dẫn học khác.

Bắt đầu với những kinh nghiệm đã có Trước đây bạn đã học như thế nào? Bạn có:

  • Thích đọc không? Giải toán? Ghi nhớ? Diễn thuyết? Dịch? Nói trước đám đông?
  • Biết cách tóm tắt?
  • Tự đặt câu hỏi cho những gì bạn đã học
  • Ôn tập kiểm tra?
  • Có các thông tin từ các nguồn khác nhau?
  • Thích yên tĩnh hay thích học theo nhóm?
  • Cần nhiều tiết học ngắn hay chỉ một tiết học dài?

Thói quen học của bạn là gì? Những thói quen đó đã bao giờ thay đổi chưa? Phương pháp nào hiệu quả nhất? Kém hiệu quả nhất?

Bạn cảm thấy thoải mái với cách trình bày kiến thức nào nhất? Qua bài kiểm tra viết, bài thi học kỳ hay thi vấn đáp?

Liên hệ với việc học hiện tại Tôi thích học cái này đến mức nào?
Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian cho việc học này?
Điều gì có thể chi phối thời gian của tôi?

Những điều kiện hiện tại có thuận lợi để hoàn thành mục đích không?
Tôi có thể kiểm soát được gì và điều gì tôi không kiểm soát được?
Liệu tôi có thể thay đổi những điều kiện để thành công không?

Điều gì ảnh hưởng đến sự đam mê của tôi cho công việc này?

Tôi đã có một kế hoạch cụ thể nào chưa? Và kế hoạch học tập đó có tính đến những kinh nghiệm đã có và hiện tại chưa?

Cân nhắc quá trình và vấn đề Tiêu đề là gì?
Các key word có bật ra ngay không?
Tôi có hiểu không?

Tôi đã có những hiểu biết gì về vấn đề này?
Tôi có biết các vấn đề liên quan không?

Những nguồn thông tin nào sẽ hữu ích?
Liệu tôi nên dựa vào một nguồn (ví dụ: sách giáo khoa) hay không?
Liệu tôi có cần các thông tin khác nữa không?

Khi tôi học, tôi có dừng lại và hỏi là liệu mình có hiểu những gì vừa học không?
Nên tiếp tục làm nhanh hơn hay chậm lại?
Khi tôi không hiểu, tôi có hỏi tại sao không?

Tôi có dừng lại và tóm tắt không?
Tôi có dừng lại và xem nó có logic không?
Tôi có dừng lại và đánh giá (tán thành hoặc bất đồng quan điểm?)

Hay tôi nên dành thời gian để nghĩ thêm và đọc lại sau?
Liệu tôi có cần thảo luận với bạn cùng học để “tiêu hóa” các thông tin này không?
Liệu tôi có cần sự giúp đỡ của một người hiểu biết, ví dụ: thầy cô giáo, thủ thư hay là một chuyên gia trong lĩnh vực này hay không?

Cùng nhìn lại Tôi đã học đúng cách chưa?
Tôi đã có thể làm tốt hơn những gì?
Kế hoạch có tính đến sở trường hay sở đoạn của tôi chưa?

Tôi đã chọn điều kiện thích hợp chưa?
Công việc có thể coi là trót lọt chưa? Và tôi có nghiêm khắc với bản thân mình hay chưa?

Tôi đã thành công?
Nếu thành công, bạn nên ăn mừng đi!

Mọi sinh viên đều có thể học tốt hơn chính mình

MỌI SINH VIÊN ĐỀU CÓ THỂ HỌC TỐT HƠN CHÍNH MÌNH

Trong thời đại của di truyền học, không còn ai nghi ngờ về sự kiểm soát toàn diện của bộ gen đối với mỗi cơ thể sống, từ vi sinh vật giản đơn đến con người – tuyệt tác của tạo hoá.
Nhưng có lẽ chính vì vậy, không ít bạn sinh viên thường nói với tôi một cách khiêm tốn rằng đã cố gắng “hết sức” mà kết quả học tập vẫn không cao hơn được, rằng bộ gen mà ông bà cha mẹ chuyển giao lại chỉ cho phép đạt đến mức ấy! (?) Nghĩa là các bạn sinh viên này cho rằng mình đã “kịch trần!”
Tổng kết kinh nghiệm trồng lúa nước, ông cha ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Giống ở đây được xếp vị trí cuối cùng! Có khi do ông cha ta lúc ấy chưa có kiến thức về di truyền học? Đúng là câu tục ngữ đó ra đời từ lúc những người nông dân nước ta cha được học về di truyền. Nhưng, các bạn sinh viên được điểm giỏi về di truyền học thân mến! Xin các bạn đừng vội kết luận ông cha ta đã xếp sai thứ tự, cho dù các bạn đã đọc ở đây đó trong các ấn phẩm khoa học đích thực, nói rằng giống quyết định năng suất cây trồng. Điều này hoàn toàn đúng khi mà tất cả các mặt trong kỹ thuật canh tác đã đạt đến mức tối ưu! Thế nhưng câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” đã được tổng kết khi kỹ thuật canh tác còn thấp kém. Người ta thấy rõ ảnh hưởng của “nước, phân, cần” đến năng suất, còn “giống” thì thấy ảnh hưởng ít hơn. Bây giờ chúng ta hiểu rằng, với kỹ thuật canh tác lúc đó, năng suất đạt được còn cách xa giới hạn cho phép của bộ gen.
Tôi tạm so sánh kỹ thuật canh tác nông nghiệp với phương pháp học tập. Tôi nghĩ rằng không một ai dám nói phương pháp học tập của mình là tối ưu (cho dù chỉ áp dụng ngay cho bản thân người ấy). Thẳng thắn mà nói thì “kỹ thuật canh tác” trong học tập của sinh viên chúng ta nhìn chung còn cách xa chuẩn mực lắm. Và hệ quả là, kết quả học tập mà chúng ta gặt hái được còn thấp hơn nhiều so với mức chúng ta có thể đạt tới.
Đã có lúc phong trào học tốt của học sinh, sinh viên nêu cao khẩu hiệu “Lấy cần cù bù thông minh”. Hồi đó vào đại học không phải thi tuyển. Theo chỉ tiêu đã ấn định, Ban tuyển sinh các địa phương chọn giúp các trường đại học! Chính vì vậy khả năng học tập của sinh viên ngay trong cùng một lớp đã có sự chênh lệch rất lớn. Trong hoàn cảnh ấy, khẩu hiệu trên được hiểu với nghĩa là, nếu không được trời phú cho tư chất thông minh thì hãy lấy cần cù mà “bù” vào! Khẩu hiệu đó nghe rất … vần! Và thực sự nó cũng có tác dụng động viên những người năng lực tiếp thu bị hạn chế cố gắng vươn lên. Song tôi vẫn thấy âm sắc” của nó không được tích cực lắm. Bởi vì tôi vẫn nghĩ tất cả mọi người, hơn nữa lại là sinh viên, đều đã được tạo hoá ban cho trí thông minh vốn có của nhân loại. Cần cù không phải là “bù”, thực chất cần cù khơi dậy, phát huy cái vốn thông minh sẵn có đó, làm cho nó bộc lộ nhiều hơn. Nói theo ngôn ngữ của di truyền học thì mức độ thể hiện “kiểu hình” của trí thông minh tỷ lệ thuận với sự nỗ lực của mỗi người. Đã có lúc bạn nhận xét: “tay” A thông minh thật, nó học rất ít mà vẫn cứ đạt điểm giỏi! Tôi không tin có ai đó học rất ít mà giỏi. Có thể họ học không nhiều thời gian lắm (chứ không phi là rất ít!), nhưng có độ tập trung rất cao và vì vậy hiệu quả cũng rất cao. Người học giỏi thì chắc chắn phải là người hăng say học tập. Nhưng tôi cũng đồng ý rằng người chăm chỉ chưa chắc đã học khá. Thường thì không phải là do sự hạn chế của bộ gen. Chăm chưa đủ điều kiện để cho “kiểu gen” học khá biểu hiện thành “kiểu hình” Để học khá giỏi còn phải có thêm phương pháp học tập tốt.
Mỗi chúng ta được cha mẹ chuyển giao cho một bộ gen ổn định. Nói một cách khác trên đầu mỗi chúng ta có một cái “trần trời cho”. Cho đến nay khoa học chưa thể nâng cao được trần trời cho, nhưng chúng ta hoàn toàn có khả năng rút ngắn khoảng cách từ đỉnh đầu đến cái trần đó! Tôi vẫn cứ tin rằng đối với mọi sinh viên – kể cả những người đã đạt thành tích tốt trong học tập – cái trần trời cho vẫn còn cao hơn đỉnh đầu nhiều lắm. Và vì vậy xin đừng ai nghĩ rằng kết quả học tập của mình đã “kịch trần”

– Với mọi sinh viên: khả năng có thể đạt tới đều cao hơn mức đã đạt được.
– Chúng ta không nâng cao được “trần trời cho” nhưng hoàn toàn có khả năng rút ngắn khoảng cách từ đỉnh đầu đến cái trần đó

PGS.TS Đinh Hữu Dung – Trường Đại học Y Hà Nội

Bạn sẽ làm gì sau khi nghe câu hỏi của thầy

BẠN SẼ LÀM GÌ SAU KHI NGHE CÂU HỎI CỦA THẦY

Đặt câu hỏi (phát vấn) là phương pháp rất hay được các thày sử dụng trong quá trình dạy-học tích cực. Cách đáp ứng sau khi nghe câu hỏi của thày sẽ cho thấy bạn là người học tập tích cực chủ động hay thụ động.
Một số bạn cố tỏ ra bình thản nhìn một vật gì đó hoặc nhìn ra …xa xăm, đầu mung lung không nghĩ ngợi gì về câu hỏi, chỉ âm âm câu thần chú mong sao thày đừng chỉ định mình! Cho đến khi may mắn nghe thày đọc tên người khác thì mới hết nín thở, hít một hơi thật sâu rồi cố từ từ thở ra cho thật nhẹ nhàng! Rủi ro bị thày đọc đúng “quí danh” thì giật thột, gan dạ ngồi im hoặc dũng cảm đứng dậy … chào cờ!
Một số bạn sau khi nghe câu hỏi của thày thì “năng động” quay ngang quay ngửa cầu viện hoặc đưa ngay ra câu trả lời “nháp” nhờ bạn sửa chữa thẩm định giúp.
Một số bạn khác tỏ ra “tích cực chủ động” hơn, vội vàng mở sách lật vở kiếm tìm câu trả lời. Không hiếm khi bạn tìm được nội dung mong muốn, bạn sẽ trả lời đúng, được thày khen và bạn bè thán phục. Rất có thể là như vậy! Về hình thức loại phản ứng này xem ra rất tốt, nhưng hiệu quả thực tế thì không được tốt lắm. Bạn sẽ nghĩ tôi đang bàn luận sang khía cạnh đạo đức, và bạn đã có ngay lý lẽ để tự bảo vệ, rằng đây đang trong lúc thảo luận chứ không phải trong khi kiểm tra hay khi thi, vì vậy bạn có quyền mở sách vở. Lý lẽ của bạn hoàn toàn đúng. Tôi không phê phán bạn đã vi phạm nội qui, qui chế học tập. Tôi chỉ muốn nói rằng việc làm có vẻ tích cực của bạn, về bản chất không được tích cực cho lắm, nếu không muốn qui kết là tiêu cực. Bởi vì làm như vậy bạn chẳng cần phải động não, chỉ cần mở sách vở tìm và trả lời ngay khi kiến thức còn rất … tươi sống! Trong đa số trường hợp, những điều bạn vừa nói sẽ thoảng qua trong đầu óc bạn như gió thoảng qua căn phòng mở cả cửa trước cửa sau… Đấy là chưa nói đến nhiều khi bạn chưa kịp tìm được ý gì, đã bị thày gọi hoặc đáp án đã được mở. Trong những trường hợp như vậy kiến thức ít khi lưu lại hoặc có lưu lại nhưng không được hằn sau trong vỏ não.
Trước mỗi câu hỏi của thày, thái độ tích cực nhất là độc lập suy nghĩ, chuẩn bị câu trả lời của riêng mình. Nếu bạn đã nắm chắc vấn đề thày hỏi thì việc này thật dễ dàng và không có gì phải bàn nhiều. Tuy nhiên, cùng là hai người nắm chắc vấn đề như nhau nhưng cách sử sự vẫn có thể khác nhau. Một người chỉ ngồi thờ ơ, nếu thày chỉ định thì trả lời, không thì thôi. Một người vẫn tập trung suy nghĩ, tìm cách chỉnh lại sao cho câu trả lời ngắn gọn, khúc triết và sát với ý thày hỏi nhất.
Trong trường hợp bạn chưa thật nắm chắc vấn đề, chưa tự tin lắm, thì cũng đừng vội vàng mở sách, mở vở để kiểm tra, đừng vội thảo luận với người xung quanh. Bạn hãy tự mình đánh giá lại xem, trong suy nghĩ ý nào chắc chắn đúng, ý nào có nhiều khả năng đúng và ý nào bạn cho là có nhiều khả năng sai? Nếu đã có sự phân tích, phán xét như vậy, lúc đáp án được mở kiến thức của bạn được chỉnh lại và bạn sẽ nhớ rất lâu.
Trường hợp xấu nhất là, sau khi nghe xong câu hỏi của thày, trong đầu bạn chưa thấy ló ra một tia sáng nào. Xin bạn cũng đừng mở sách vở, cũng đừng hỏi người xung quanh, và tất nhiên cũng đừng nên lảng tránh, thờ ơ nhìn chăm chăm một cái gì đó hoặc nhìn ra xa xăm… Một sinh viên học tập tích cực không cho phép suy nghĩ ngay rằng mình hoàn toàn bất lực trước bất kỳ một câu hỏi nào! Bạn hãy cố gắng huy động tất cả vốn liếng để có câu trả lời của riêng mình, dù chỉ là câu trả lời còn rất sơ sài và chưa chắc đúng. Có ý trả lời vừa mới xuất hiện lại bị bạn phủ định ngay. Và cuối cùng có thể bạn không tìm ra được câu trả lời, nhưng không sao, miễn là bạn đã thực sự cố gắng suy nghĩ. Bạn sẽ đón nhận ý kiến của các bạn hay lời giảng giải của thày hiệu quả cao hơn nhiều so với trường hợp bạn lảng tránh suy nghĩ.
Không ít trường hợp lúc vừa mới nghe thày đặt câu hỏi, bạn tưởng như mình hoàn toàn bất lực, nhưng với tinh thần “tiến công” như trên chỉ sau ít phút bạn lại tìm được câu trả lời, đôi khi câu trả lời còn hoàn hảo nữa!
Một số bạn phàn nàn lớp thì đông người, có tích cực suy nghĩ đi nữa, mấy khi đã được (hay đã “bị”) thày hỏi đến mình. Thưa bạn, nếu bạn đã thực sự suy nghĩ để có câu trả lời của riêng mình, rồi sau đó đối chiếu với ý kiến của các bạn và lời giảng giải của thày xem ý nào đúng, ý nào sai, thì cho dù bạn không được đứng lên để trình bày ý kiến của mình, đối với lớp đúng là bạn chưa phát biểu, nhưng đối với cá nhân bạn thì về bản chất bạn đã được phát biểu rồi!

Trong quá trình nghe giảng khi thày đặt câu hỏi:
• Không nên mở sách vở.
• Không nên thảo luận ngay với người xung quanh.
• Hãy cố gắng suy nghĩ chuẩn bị câu trả lời của riêng mình.

PGS.TS Đinh Hữu Dung – Trường Đại học Y Hà Nội

Tìm đường đến câu trả lời

TÌM ĐƯỜNG ĐẾN CÂU TRẢ LƠÌ

Bạn không trả lời được một câu hỏi nào đó, trong nhiều trường hợp không phải vì bạn không có kiến thức để trả lời mà vì bạn không chịu tìm đường đến với kiến thức đã có. Tôi xin nêu vài ví dụ.
1. Trước khi giảng bài Kháng nguyên vi sinh vật, thày đặt câu hỏi: hãy nêu một số thành phần kháng nguyên của vi khuẩn và vi rút mà bạn đã biết? Thường thì rất ít (thậm chí có lớp không có sinh viên nào) giơ tay. Thày chưa chỉ định ai trả lời mà gợi ý: các bạn hãy sử dụng vốn kiến thức của những bài đã học, ngay trong chương trình Vi sinh, mà trả lời. Sau gợi ý này nhiều cánh tay được giơ lên một cách tự tin.
Thày chưa cung cấp thêm một chút thông tin nào về nội dung câu trả lời mà chỉ “gợi ý” để sinh viên tìm đến với câu trả lời vốn đã có sẵn – Trước bài Kháng nguyên vi sinh vật, sinh viên đã được học về các thành phần cấu trúc và chức năng của tế bào vi khuẩn và của hạt vi rút, trong những nội dung đó đều đã đề cập đến vai trò kháng nguyên của mỗi thành phần…
2. Ngay sau khi giảng về miễn dịch không đặc hiệu, chuyển sang phần miễn dịch đặc hiệu, thày đặt câu hỏi: Bạn nào có thể cho biết những tính chất chung của miễn dịch đặc hiệu? Chỉ có một số cánh tay giơ lên. Thày mời một bạn, sinh viên này trả lời rất đúng. Thày đề nghị giải thích tại sao chưa nghe giảng mà bạn đã có thể trả lời tốt như vậy? Câu trả lời: thưa thày em suy ra từ những tính chất chung của miễn dịch không đặc hiệu.
Vừa nghe giảng, vở đang mở ngay trước mặt, sinh viên nào cũng biết những tính chất chung của miễn dịch không đặc hiệu nhưng đa số sinh viên đã không nghĩ đến việc suy luận (trong trrường hợp này không phải là không có khả năng suy luận!), tức là không chịu tìm đường đến với câu trả lời! Nếu sau khi đặt câu hỏi trên thày gợi ý thêm: các bạn hãy dựa vào các tính chất chung của miễn dịch không đặc hiệu mà suy ra các tính chất chung của miễn dịch đặc hiệu, thì chắc chắn đã có rất nhiều cánh tay giơ lên…
Trước một câu hỏi nếu chưa trả lời được, bạn đừng tiếp tục cố gắng “trực tiếp” tìm nội dung câu trả lời mà trước tiên hãy cố gắng suy nghĩ tìm đường đến với câu trả lời. Xin kể thêm một câu chuyện vui mà tác giả bài viết này được chứng kiến.
Có một bà cụ tháo chiếc nhẫn cưới ra ngắm nghía rồi đánh rơi. Bà vội vã tìm ngay. Mắt bà vẫn còn sáng lắm mà tìm mãi không thấy. Bà gọi thằng cháu đến giúp. Thằng cháu nhìn kỹ khu vực bà đang đứng: mặt đất bằng phẳng không có khe kẽ, không có vật gì che khuất mà nó cũng không nhìn thấy chiếc nhẫn đâu. Sau một lát ngẫm nghĩ nó cho tay vào túi áo bà lấy ra chiếc nhẫn. Bà cười chảy cả nước mắt: “Cháu bà giỏi quá, thế mà bà không nghĩ ra…”
Rõ ràng chiếc nhẫn ở ngay trong túi áo mình mà bà không tìm được. Thằng cháu sau khi quan sát “địa hình” nó không cố tìm chiếc nhẫn bằng mắt nữa mà ngẫm nghĩ “tìm đường” để tìm chiếc nhẫn… Quả là “cháu bà giỏi quá”, chúng ta cũng cần phải học tập cháu bà!

PGS.TS Đinh Hữu Dung – Trường Đại học Y Hà Nội

Học bất bình đẳng

HỌC “BẤT BÌNH ĐẲNG”

Các nội dung trong một bài vốn dĩ không bình đẳng nhau có phần chính, phần phụ. Trong mỗi phần lại có ý chính, ý phụ.
Bài như một vùng địa hình mấp mô, độ cao của mỗi phần, mỗi ý tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của mỗi phần, mỗi ý đó. Bạn cần “phiên dịch” bài học thành một “bản đồ địa hình” trước khi cố gắng nhớ nó. Khi đã “phiên dịch” được rồi, điểm nào càng cao càng được ưu tiên. Bạn hãy hình dung nếu tháo nước vào vùng địa hình đó, chỗ nào càng ngập nước muộn càng phải học kỹ, nhớ lâu.
Ôn tập xong một bài bạn không nên chỉ xem mình đã nhớ được bao nhiêu. Quan trong hơn bạn cần xem mình đã học đến mức làm “bất bình đẳng” được các ý của bài chưa. Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách xem xét khả năng “co” bài của mình. Thí dụ bài có độ dài 4 trang bạn hãy thử thu lại thành 2 trang, thành 1 trang, thậm chí chỉ còn nửa trang, sao cho phần lược đi không có những ý quan trọng hơn bất kỳ ý nào trong bản thu ngắn. Nếu bản thu ngắn còn mắc các lỗi dưới đây là bạn chưa thật sự thành công trong việc học cho “bất bình đẳng”:
– Bạn cảm thấy rất khó khăn trong việc thu ngắn và chỉ có thể thu ngắn được một mức (thí dụ 4 trang thành 2 trang).
– Trong bản thu ngắn bạn vẫn dùng các câu của sách – Bạn mới chỉ rút ngắn bằng cách cắt bớt câu chứ chưa biến đổi được câu!
– Tất cả các phần của bài đều được co ngắn theo một tỷ lệ như nhau.
– Bản thu ngắn của bạn chỉ là một bản viết tên các đề mục và các tiểu đề mục.
Trong quá trình soạn bản thu ngắn bạn cứ việc mở sách mở vở đàng hoàng, nghĩa là việc này được tiến hành ngay từ khi bạn chưa thuộc bài! Sau khi bạn đã viết được những bản thu ngắn có chất lượng tốt, với một số mức dài ngắn khác nhau thì bạn không chỉ hiểu bài một cách sâu sắc mà cũng sẽ thuộc bài. Thi xong bạn cũng sẽ quên rất nhiều, nhưng học bất bình đẳng thì quên cũng bất bình đẳng, bạn sẽ ít bị quên những điều đáng nhớ và cũng sẽ ít “bị” nhớ cả những điều đáng quên.
Người học xoàng, học vẹt sau khi đã ôn đi ôn lại, nhớ hết mọi chi tiết, mà nhìn bài vẫn “phẳng” như trang giấy! Người học tốt càng ôn tập kỹ càng thấy bài “gồ ghề”

PGS.TS Đinh Hữu Dung – Trường Đại học Y Hà Nội