Kỹ năng thực hành điều dưỡng – dùng cho sinh viên Đại học Điều dưỡng

Chủ biên : Ts. Đỗ Đình Xuân – Ths. Trần thị Thuận

Nhà xuất bản Y học

Kỹ năng thực hành điều dưỡng gồm 55 kỹ năng thông thường được Điều dưỡng thực hiện tai các cơ sở khám và chữa bệnh, các kỹ năng này được chọn lọn từ các cơ sở khám và chữa bệnh, các kỹ năng này được chọn lọc từ các nhà quản lý, giảng viên từ các trường Đại Học, Cao Đẳng đào tạo Điều dưỡng trong dự án Việt Nam – Hà Lan hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa, thống nhất và cập nhật các kỹ thuật Điều Dưỡng. tài liệu được sự giúp đỡ , cố vấn của chuyên gia Hà lan, GS Mees Wijnen, từ đại học Saxion đã hướng dẫn về cách thiết kế sách dùng cho sinh viên điều dưỡng ; Các bước cấu trúc xây dựng thế nào để phù hợp nội dung kiến thức cần thiết cho kỹ năng thực hành điều dưỡng và đáp ứng phương pháp tự học cho sinh viên điều dưỡng.
Tài liệu được biên soạn từ các giảng viên chuyên dạy về kỹ năng điều dưỡng các trường Đại Học Y Hà Nội, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y Huế và Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách được phân ra làm 9 chương và chia thành 2 tập I và tập II.
Cuốn sách được trình bày tuân theo phương pháp giảng dạy tích cực, vừa là tài liệu dành cho sinh viên cử nhân Điều dưỡng tự học, cũng có thể là tài liệu cho các sinh viên Y học cần thâm khảo môn Kỹ thuật Điều dưỡng cơ sở.

Ky nang thuc hanh dieu duong tap 1 [bacsihoasung.wordpress.com].rar xem trực tuyến Tập 1

Ky nang thuc hanh dieu duong tap 2 [bacsihoasung.wordpress.com].rar xem trực tuyến Tập 2

Hoa súng Santé

( Pass : bacsihoasung   –  Các bạn sử dụng bài viết này xin ghi rõ nguồn gốc)

Đọc thêm :

Các Đức Tính Cơ Bản của Một Điều Dưỡng

Vai trò người điều dưỡng rất quan trọng. Họ là người trực tiếp chăm sóc, thực hiện các y lệnh của bác sĩ, chăm lo từng bữa ăn, viên thuốc, giấc ngủ của người bệnh. Họ là chiếc cầu nối giữa bệnh nhân với người thầy thuốc, và trong một chừng mực nào đó, là với bệnh viện. Họ là đảm bảo cho thành công của mọi mặt công tác điều dưỡng, điều trị

Vì những lẽ đó, người điều dưỡng luôn phải tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công việc.

1- Người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo bài bản.

Họ cần phải có kiến thức đến nơi đến chốn, tích luỹ được từ một học viện có uy tín, về nghiệp vụ điều dưỡng.

Họ luôn luôn sẵn sàng để tìm hiểu, trau dồi học hỏi thêm.

Kỹ năng chuyên môn tốt phải là một điều kiện tiên quyết của người điều dưỡng.

2- Người điều dưỡng thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, do đó họ cần phải có kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Họ phải có đầy đủ các kỹ năng nói, viết, đồng thời với kỹ năng lắng nghe người khác.

Người điều dưỡng phải có khả năng nói chuyện cởi mở với bệnh nhân và các thành viên trong gia đình của họ, để hiểu được nhu cầu và những điều mà người bệnh đang mong đợi.

Họ cần phải giải thích được cho bệnh nhân một cách đơn giản và dễ hiểu về bệnh lý và các biện pháp điều trị.

3- Tính siêng năng, cẩn trọng là một tố chất quan trọng của người điều dưỡng. Họ phải thường xuyên cảnh giác trong mọi thời điểm về tình trạng và diễn biến của bệnh nhân.

Họ phải phát hiện được ngay từng thay đổi nhỏ trong tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà mình đã được phân công chăm sóc.

4- Người điều dưỡng cần phải có sự quân bình về mặt cảm xúc.

Điều dưỡng là một công việc rất căng thẳng. Hàng ngày người điều dưỡng phải chứng kiến những tình huống chấn thương nặng, các cuộc phẫu thuật cấp cứu và đôi khi cả những trường hợp tử vong. Do đó, người điều dưỡng phải có khả năng chịu đựng tốt áp lực công việc. Người điều dưỡng phải tự rèn luyện cho mình một tinh thần mạnh mẽ và không dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh khẩn cấp.

Họ phải có kỹ năng giao tiếp tốt trong các điều kiện và tình hình căng thẳng, có sức chịu đựng và khả năng đối phó tốt với stress.

5- Người điều dưỡng phải biết cảm thông, năng động, tự tin, có tính lạc quan, có óc quan sát, nhanh chóng tiếp thu cái mới, nhanh chóng linh hoạt thích nghi với mọi tình huống và mọi môi trường làm việc. Họ phải có tinh thần tương trợ lẫn nhau trong công việc. Họ phải biết đặt lợi ích cục bộ của từng khoa phòng sau lợi ích của toàn bệnh viện

6- Người điều dưỡng phải biết yêu thương người bệnh, không bảo thủ định kiến, linh hoạt, có kỹ năng lãnh đạo, có khả năng làm việc theo nhóm và có mối quan hệ tốt đối với các đồng nghiệp.

Họ cần phải biết nhanh chóng yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết.

7- Sự thông minh, tư duy nhạy bén, phản ứng nhanh nhẹn là một trong những yếu tố then chốt đối với nghề điều dưỡng.

Trong bất kỳ tình huống nghiêm trọng hoặc khẩn cấp nào về mặt y khoa, nếu chưa có ngay sự hiện diện của bác sĩ, người điều dưỡng cũng không được bối rối. Họ phải có đủ tự tin để đưa ra các quyết định đúng lúc và kịp thời.

8- Sự vị tha và thấu hiểu là những phẩm chất mà tất cả các điều dưỡng cần phải có.

Điều dưỡng phải luôn bình tĩnh và ân cần đối với người bệnh, ngay cả trong những lúc tâm lý họ đang rất căng thẳng và gây hấn.

Điều dưỡng cần phải hiểu được nỗi đau đớn, thống khổ của người bệnh và đem lại cho bệnh nhân sự thoải mái, thiện cảm, biết kìm nén những nỗi bức xúc, nóng giận của bản thân.

9- Người điều dưỡng cần phải có sự linh hoạt trong giờ giấc làm việc và trách nhiệm của mình.

Điều dưỡng là một nghề đòi hỏi nhiều thời gian. Nó không phải là một nghề hành chánh có giờ giấc làm việc cụ thể. Cấp cứu y khoa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều dưỡng thường phải kéo dài thời gian làm nhiệm vụ của mình, làm việc ca đêm, hoặc làm việc cả vào những ngày lễ và nghỉ cuối tuần.

Người điều dưỡng nên tránh phàn nàn về những điều đó.

10- Người điều dưỡng cần có độ bền vững về thể chất. Họ phải có khả năng thực hiện được một số thao tác tỉ mỉ và chính xác, giữ tư thế đứng thẳng trong một thời gian dài, phải thường xuyên di chuyển, nâng đỡ được vật nặng hoặc bệnh nhân hàng ngày.

11- Người điều dưỡng cần phải có sự tôn trọng, lễ phép đối với người bệnh và chấp hành nghiêm các quy định của bệnh viện.

Họ phải toàn tâm toàn ý cống hiến cho nghề nghiệp mà mình đã chọn lựa.

Họ cần phải có kiến thức về các nền văn hóa và truyền thống đa dạng của từng đối tượng bệnh nhân.

Họ cần thực hiện nghiêm chỉnh những yêu cầu bảo mật của bệnh nhân và phải tôn trọng các nguyện vọng chính đáng của người bệnh.

12- Người điều dưỡng cần phải năng động và vui vẻ. Sự hiện diện của họ phải giúp cho người bệnh thoải mái và thư giãn.

Người điều dưỡng xuất hiện với tác phong niềm nở sẽ làm giảm căng thẳng và nỗi đau của người bệnh.

Người điều dưỡng phải luôn có giọng nói dịu dàng, mềm mại, dáng đứng, dáng đi khoan thai, nghiêm túc.

Người điều dưỡng phải luôn đặt lợi ích của người bệnh ở giữa trái tim mình

Người điều dưỡng có những phẩm chất tốt đẹp như thế sẽ như một thiên sứ đến với từng người bệnh.

Khuyến cáo các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006 – 2010

Hoa Súng Santé : “Trong vòng hơn một thập kỷ nay , ngành Tim mạch của nước ta đã có nhiều điều kiện trao đổi , học tập trong và ngoài nước. Mặt khác , ngoài các bệnh tim phổ biến từ trước, tuy nay có giảm đi như : Bệnh van tim do thấp, viêm màng tim các loại; chúng ta có một dung mạo bệnh lý khác trước : Tăng huyết áp , vữa xơ động mạch, thiếu máu cục bộ cơ tim, rối loạn nhịp tim. Chẩn đoán cũng có nhiều phương tiện hơn trước và điều trị cũng phải dần theo qui chuẩn được đông đảo chuyên gia trong và ngoài nước nhất trí. Sự nhất trí này dựa trên các thực nghiệm lâm sàng đã được chứng minh là có giá trị mà mức độ tin cậy được thể hiện bằng toán thống kê.
Trong tình hình mới này, Hội Tim mạch Việt Nam đã tập hợp các chuyên gia trong từng lĩnh vực có liên quan, chuẩn bị một bộ khuyến cáo về chẩn đoán , xử trí các bệnh lý thường gặp trong thực tế lâm sàng tim mạch đối với cả hai giới và các lứa tuổi khác nhau. Cho đến nay, chúng tôi mới có 13 khuyến cáo, dựa trên thực tế tại các cơ sở điều trị và không tách rời với thời sự trê thế giới.

GS.TS.BS Phạm Gia Khải – Viện Tim mạch Việt Nam – Hội Tim mạch học Việt Nam

Khuyen cao Tim mach 2006 – 2010 [Bacsihoasung.wordpress.com].rar

( pass : bacsihoasung )

Atlas Sinh Lý Học 2003

Tác giả: A.V.COROBCOP Và S.A.TSESNOCOVA
Biên dịch : Võ Trần Khúc Nhã
Nhà xuất bản Y học 2003

Tính trực quan trong quá trình học tập và nghiên cứu sinh lý học cũng cần thiết không kém so với trong quá trình giảng dạy giải phẫu học và mô học, nhưng thường các sách giáo khoa không đủ lượng tư liệu minh họa. Atlas sinh lý học đựơc soạn thảo tương ứng với yêu cầu của chương trình học tập môn sinh lý học đại cương và sinh lý học người và động vật. Sách rất đắc dụng cho việc tự học của sinh viên để củng cố các kiến thức đã thu nhận đựợc ở giảng đường. Trong “Atlas” cả các quan điểm khoa học sinh lý học kinh điển lẫn các thành tựu khoa học hiện đại đều được sử dụng đầy đủ. đặc biệt có một chương giải thích những vấn đề mang tính thời sự: Sự thích nghi của con người với các điều kiện của môi trường bên ngoài.

Atlat sinh ly hoc 2003 [Bacsihoasung.wordpress.com].pdf

Dưới đây là 2 cuốn sách giáo khoa sinh lý học – Đại Học Y Hà Nội

Sinh lý học tập 1.pdf

Sinh lý học tập 2.pdf

Hoa Súng Santé & bsdany.com

Hồi sức cấp cứu toàn tập – GS Vũ Văn Đính

Hồi sức cấp cứu toàn tập

Cuốn sách này đã rất phổ biến trong cộng đồng sinh viên và bác sĩ Y khoa, nay Hoa Súng Santé mới có điều kiện được giới thiệu đến mọi người. Đây là một cuốn sách hay, và có thể có là cuốn sách gối đầu giường của các bác sĩ chuyên ngành hồi sức Việt Nam.

Chủ biên : GS. Vũ Văn Đính và cộng sự
Nhà xuất bản Y học

Trong cuộc đời làm công tác Hồi sức cấp cứu, tác giả đã viết được một số sách để phục vụ cho việc xây dựng chuyên ngành. Nay tác giả đem tập hợp lại thành một tập có sửa đổi chỉnh lý và cập nhật. Tập sách này vẫn mang tính chất nguyên lý cơ bản để hướng dẫn người thầy thuốc thực hành làm công tác cấp cứu và hồi sức. Tác giả hy vọng rằng với những kinh nghiệm mà tác giả đã đúc kết được trong quá trình công tác, tập sách sẽ có ích cho việc cứu sống người bệnh. Tác giả cũng rất vui mừng là đội ngũ Hồi Sức Cấp Cứu cùng làm việc với tác giả đã trưởng thành rõ rệt và đã có những kinh nghiệm quý giá trong việc chẩn đoán và xử trí các cấp cứu nội khoa thường gặp. Cho nên, thay vì một số bài của tác giả đã viết phần nào không cập nhật, một loạt bài mới của các cộng sự với tác giả đã được trình bày trong tập sách này.
Nhà Xuất Bản Y Học đã cộng tác rất hiệu quả với tác giả để kịp thời cho ra mắt những cuốn sách phục vụ công tác Hồi sức cấp cứu.
Vì vậy tác giả xin tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới Nhà Xuất Bản Y Học đặc biệt là BS Vũ Thị Bình đã có nhiều ý kiến đóng góp vào việc biên soạn các cuốn sách của chuyên ngành Hồi sức cấp cứu.
Mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để lần xuất bản sau cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn.

GS. VŨ VĂN ĐÍNH

Hồi sức cấp cứu toàn tập [Bacsihoasung.wordpress.com].part1.rar

Hồi sức cấp cứu toàn tập [Bacsihoasung.wordpress.com].part2.rar

Hồi sức cấp cứu toàn tập [Bacsihoasung.wordpress.com].part3.rar

Hồi sức cấp cứu toàn tập [Bacsihoasung.wordpress.com].part4.rar

Hồi sức cấp cứu toàn tập [Bacsihoasung.wordpress.com].part5.rar

Hoa Súng Santé


Video cấp cứu ngừng tim ngừng thở – Cấp cứu ban đầu

“Ngưng tim ngưng thở là tình trạng không còn tuần hoàn và hô hấp hiệu quả.

Vài phút sau khi ngừng tuần hoàn -hô hấp, tế bào não sẽ bị tổn thương không hồi phục. Vì vậy sau khi xác định chẩn đoán, phải tiến hành cấp cứu. Cấp cứu ngừng tim ngừng thở (Cardiopulmonary resuscitation – CPR) nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân tuần hoàn nhân tạo, hô hấp nhân tạo và phục hồi tuần hoàn có hiệu quả.

Khi một bệnh nhân mất tri giác đột ngột, phải nghĩ ngay đến ngừng tim. Người đều tiên thấy sự việc phải gọi người đến giúp và tiến hành đánh giá bệnh nhân. Khi đã xác định ngừng tim, tiến hành cấp cứu theo ABC (kiểm soát đường thở, thông khí, tuần hoàn ABC = Airway – Breathing – Circulation).”

Hoa Súng Santé xin giới thiệu đến các bạn  bộ phim dưới đây sẽ giúp bạn biết cách thực hiện những cấp cứu ban đầu khi gặp người bị người tim ngừng thở  hiệu quả nhất.

Video 3D – Sự ra đời của một đứa trẻ

Có nhiều cách sinh con nhưng tiêu biểu nhất là sinh thường hay sinh theo phương pháp tự nhiên và sinh mổ.

Sinh  theo phương pháp tự nhiên ?

Khi cơ thể người mẹ không có vấn đề gì đặc biệt và thai nhi cũng mạnh khỏe thì sinh con bằng cách thông thường thông qua đường âm đạo, gọi là sinh tự nhiên. Khi sinh, tùy theo đất nước hay chủng tộc mà cách sinh có thể khác nhau đôi chút. Có trường hợp người mẹ sinh con trong tư thế ngồi trong nước. Nhưng hầu hết mọi ngưiờ nghĩ sinh ở tư thế nằm trên bàn sinh là tự nhiên.

Các bước sinh tự nhiên

  • Bước 1 : Thai nhi đẩy tử cung để chui ra ngoài . lức này thai nhi bắt đầu quay mình, cúi đầu để có thể chui ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Bước 2 : Sau khi quay mình , thai nhi bắt đầu từ từ nâng đầu đang cúi lên.
  • Bước 3 : Sau khi chui qua  lỗ cổ tử cung, thai nhi chui hẳn đầu ra bên ngoài.
  • Bước 4 : Thai nhi co nhỏ thân và hai vai lại rồi chui hẳn cả người ra bên ngoài.

Sự mổ lấy Thai

Sinh theo phương pháp tự nhiên là phương pháp sinh tốt nhất nhưng cũng có trường hợp phải mổ. Khi thai phụ mắc bệnh trước khi mang thai, khi thai phụ bị u xơ tử cung, hay khi thai phụ bị dị dạng tử cung làm cho bào thai không thể chui ra được, ta phải chọn phương pháp phẫu thuật bắt con

Những trường hợp cần phải phẫu thuật :

  • Bạn bệnh tiểu đường
  • Bạn bị nhiễm HIV
  • Khung xương chậu nhỏ hơn đầu bé, bạn không thể sinh bé qua đường âm đạo.
  • Nhau thai phủ kín cổ tử cung
  • Xuất huyết trước khi chuyển dạ.
  • Sa tử cung
  • Huyết áp cao
  • Bé ở trong tình trạng quá yếu
  • Cổ tử cung không mở và bé càng ngày càng yếu hơn
  • Bạn sinh đôi và thai nhi nằm ở tư thế bất tiện cho việc sinh theo phương pháp thông thường.
  • Thai nhi ở tư thế bạn phải đẻ ngôi mông.
  • Phẫu thuật bắt con mất khoảng 1,5 giờ trong đó 20 phút dành cho việc khâu vết mổ lại. Bác sỹ tiến hành mổ ngay phía dưới áo bikini và khi nó đã lành ta khó có thể phát hiện ra.

Phẫu thuật bắt con mất khoảng 1,5 giờ trong đó 20 phút dành cho việc khâu vết mổ lại. Bác sỹ tiến hành mổ  ngay trên khớp vệ và khi nó đã lành ta khó có thể phát hiện ra.

Thực hành bệnh tim mạch

Tác giả : PGS.TS. Nguyễn Lân Việt

Nhà xuất bản Y học 2003

Bước  sang  thiên  niên  kỷ  mới,  chúng  ta  vui  mừng  chứng kiến và tiếp thu những thành tựu phát triển của khoa học kỹ thuật nhằm  không  ngừng  cải  thiện  và  nâng  cao  đời  sống  của  con người.

Tuy vậy, chúng ta cũng không khỏi lo âu bởi mô hình bệnh tật đã có những sự thay đổi theo chiều hướng của các nứớc phát triển.  Trong  các  loại  bệnh  lý  đó,  bệnh  tim  mạch  là  một  trong những bệnh đang có xu hướng tăng nhanh một cách rõ rệt ở nước ta.

Trong thời gian gần đây, các bác sỹ của chúng ta đã tiếp thu  và  ứng  dụng  nhiều  phương  pháp,  kỹ  thuật  tiên  tiến  trong chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch, từ đó đã cải thiện được hẳn tiên lượng bệnh và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Tuy  nhiên,  khối  lượng  kiến  thức  và  những  hiểu  biết  mới trong lĩnh vực tim mạch thì ngày càng gia tăng, nhưng điều kiện trang thiết bị thực tế tại nhiều tuyến của chúng ta còn chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, các thầy thuốc nhiều khi sẽ khá  lúng  túng  trong  thực  hành  chẩn  đoán  và  điều  trị  cho  các bệnh nhân tim mạch.
Xuất phát từ thực tiễn công tác điều trị và giảng dạy trong nhiều năm, tập thể các cán bộ giảng dạy của Bộ môn Tim mạch,
Trường Đại học Y Hà nội và một số cộng sự đã cố gắng tham gia biên soạn quyển sách này.
Với  phương  châm  là  bám  sát  thực  tế,  dễ  dàng  ứng  dụng những cũng không kém phần cập nhật, chúng tôi đã cố làm hết sức mình trong việc biên soạn để phù hợp với những yêu cầu nói trên.  Trong  quá  trình  biên  soạn,  chúng  tôi  cố  gắng  cập  nhật những  thông  tin  mới  nhất  có  thể  có  trên  nền  tảng  những  kiến thức kinh điển đã biết trong lĩnh vực tĩnh mạch.
Chúng tôi hy vọng cuốn sách “Thực hành Bệnh Tim mạch” này không chỉ dành cho các bác sỹ chuyên khoa tim mạch mà có thể còn giúp ích cho các bác sỹ thực hành nói chung cũng như để các sinh viên y khoa tham khảo thêm trong học tập.

Thưc hành bệnh tim mạch 2003 – Nguyễn Lân Việt[bacsihoasung.wordpress.com].pdf

Những Cây Thuốc Và vị Thuốc Việt Nam

Tác giả:     GS.TS. Đỗ Tấn Lợi
Nhà xuất bản:     NXB Y Học  2004

Đỗ Tất Lợi (1919-2008) bắt đầu nghiên cứu dược học từ năm 1939, khi đang là sinh viên của trường Đại học Y Dược Hà Nội. Sau kháng chiến chống Pháp, ông trở thành Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu của Đại học Y Dược Hà Nội. Trong thời gian này, ngoài công việc giảng dạy, ông tập trung toàn bộ vào việc nghiên cứu về các dược liệu Việt Nam, tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu trước đó của phương Đông và phương Tây, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, đồng thời đi nhiều nơi trên đất nước để tìm kiếm các vị thuốc. Năm 1962, ông cho ra mắt bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (hay Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam[2]. Đây là một bộ sách lớn, lần xuất bản đầu tiên (1962-1965) được in 10.000 cuốn, chia làm 6 tập, tổng cộng dày 1.494 trang. Bộ sách đã giới thiệu hơn 750 vị thuốc, gồm 164 cây thuốc, 77 vị thuốc động vật, 20 vị thuốc khoáng vật. Mỗi loại đều có tên khoa học, tên tiếng Việt và tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối, thu hoạch, chế biến, thành phần hoá học và công dụng, liều dùng. Cuốn sách bao gồm cả những loại thuốc mà các nhà khoa học đã xác minh cơ chế, lẫn cả những loại được kiểm chứng hiệu nghiệm trong thực tế nhưng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

Trong lời giới thiệu bộ sách lần xuất bản đầu tiên, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, ông Vũ Công Thuyết, đã viết:
“     …Bộ sách đã thể hiện một công trình sưu tầm, nghiên cứu rất công phu, một khối lượng lao động rất lớn trong nhiều năm của tác giả. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước, nhiều tài liệu nước ngoài đã được khảo sát, chọn lọc, cộng với hơn 20 năm trong nghề của tác giả, một cán bộ đã có nhiều nhiệt tình và cống hiến trong việc nghiên cứu thuốc nam. [2]     ”

Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi[bacsihoasung.wordpress.com].pdf

Đọc thêm :

GS-TS Đỗ Tất Lợi – Cây đại thụ giữa rừng thảo dược

 

Câu định nghĩa giản dị ngắn gọn này đã trở thành mục đích cả cuộc đời GS Đỗ Tất Lợi: Nghiên cứu y học cổ truyền là tìm ra những điều mà y học hiện đại chưa biết.

 

Buổi trò chuyện với GS-TS Đỗ Tất Lợi mùa đông năm ấy, tôi làm sao quên được…

GS-TS Đỗ Tất Lợi sinh năm 1919, xuất thân từ một gia đình làm nghề nông ở làng Phù Xá, huyện Kim Anh, Phúc Yên, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngay từ nhỏ, bác đã học được ở cụ thân sinh Đỗ Văn Kiêm lòng say mê trồng trọt đủ loại cây cỏ vườn nhà. Năm lên sáu, bác bị ngã gẫy tay, được chữa khỏi nhờ cụ lang Lê Văn Sáp nổi tiếng chữa gẫy xương và nhiều bệnh khác chỉ bằng thuốc lá.

Vậy là cây cỏ ở quanh ta còn ẩn chứa nhiều điều bí mật. Cho nên khi thi vào đại học năm 1939, bác không chọn khoa Luật để ra làm quan như nhiều người mong tiến thân ngày ấy, cũng không chọn khoa Y để làm quan đốc tờ, bác chọn khoa Dược. Người chọn ngành này thật hiếm hoi! Năm bác tốt nghiệp chỉ có 6 dược sĩ cho toàn cõi Đông Dương.

Ngay khi còn là sinh viên, bác đã tìm đến cụ lang Lê Văn Sáp xin cụ cho đi thăm bệnh và đi sưu tầm cây thuốc. Nhờ đó, ngành Dược của ta may mắn có người mở đầu công việc kết hợp khoa học thực nghiệm với kinh nghiệm y học cổ truyền phương Đông. Bác là người phát ngôn sớm nhất quan niệm này trên Báo Dân Thanh ngày 31/10/1946. Vì vậy, ngay số báo sau đã có người phản bác lại, đó là nhà Đông y Lê Huy Phách. Chỉ sau đó hàng chục năm, ông này mới nhận ra sai lầm của mình, và đích thân đến xin được học, được cùng nghiên cứu với dược sĩ Đỗ Tất Lợi.

Những câu chuyện chữa bệnh kỳ lạ của y học cổ truyền thì nhiều, GS-TS Đỗ Tất Lợi có thể kể ngày này sang ngày khác mà không hết. Riêng tôi, nhớ nhất câu chuyện thú vị này:

Có một đơn vị bộ đội đóng ở Thủ Đức ngày đầu kháng chiến chống Pháp, ăn phải nấm độc, cả đơn vị bị ngộ độc, bất tỉnh. Mấy bác sĩ trong vùng đều chịu, không biết cách chữa. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đến thăm đơn vị đúng lúc ấy, ông vận dụng kiến thức học được từ Trường Đại học Y ở Paris, có lẽ một phần do thuốc men thiếu thốn vùng kháng chiến, nên ông cũng không chữa được.

Lúc đó, bà nông dân chủ nhà (chưa biết chữ) nói như đinh đóng cột: “Các chú không chữa được thì để tôi chữa cho”. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch hỏi xem bà định chữa bằng cách nào. Bà bảo: “Miễn khỏi thì thôi, các chú không cần biết!”.

Bà đi ra sau nhà, nhóm bếp rang một thứ gì đó, độ 15-20 phút bà trở ra, rót từ chiếc bình tích lớn một thứ nước đổ vào miệng mỗi bệnh nhân một chén. Thật kỳ lạ! Chưa đầy 10 phút, cả đơn vị đều tỉnh lại và khoẻ khoắn như chưa từng ăn phải nấm độc.

Các bác sĩ gặng hỏi, bà chỉ mủm mỉm cười: “Tôi không nói, tôi nói ra thì các chú cho tôi… đi tù!”. Rồi đơn vị chuyển đi, việc quân bận rộn, mọi người yên trí bà muốn giữ riêng cho mình bài thuốc cổ truyền. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cũng yên trí như vậy suốt 20 năm.

Đến năm 1969, ông kể chuyện đó cho tôi nghe (lời GS Đỗ Tất Lợi). Tôi trả lời ông Thạch:

– Thưa anh, thang thuốc đó sách thuốc cổ của ta đã ghi!

– Anh thử dịch tôi xem!

“Tôi liền dịch ra và đánh máy 5 trang đặc chữ đưa ông xem. Trong đó có hàng chục thang khác nhau dùng phân người để chữa bệnh. Bà nông dân hẳn đã dùng cách này! Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch kinh ngạc liền chỉ định cho mấy dược sĩ nghiên cứu xem có chất gì trong phân có thể trị ngộ độc nấm. Hoá ra phân người thải ra potassium. Đem phân rang lên, trong tro của nó toàn potassium, pha vào nước có thể chữa được những cơn choáng như trường hợp ngộ độc nấm ở trên”.

Sau đó, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cho bào chế thứ thuốc này, bởi bộ đội thời đó hay hái nấm ăn, không tinh sẽ ăn phải nấm độc. Vì là thuốc chế từ thứ trong bụng người nên bác sĩ đặt tên cho là Nhân trung 9 (NT9). Có người muốn trêu ông thì gọi là Ngọc Thạch 9.

Câu chuyện trên thật đúng với câu danh ngôn: Thà được cứu sống một cách ngu ngốc còn hơn chết một cách thông minh.

Còn câu định nghĩa giản dị ngắn gọn này đã trở thành mục đích cả cuộc đời GS Đỗ Tất Lợi: Nghiên cứu y học cổ truyền là tìm ra những điều mà y học hiện đại chưa biết.

GS-TS Đỗ Tất Lợi có tới 120 công trình khoa học lớn nhỏ mà chỉ kể tên ra, không giải thích, đã choán hết độ dài của bài báo. Công trình đáng kể nhất, gây tiếng vang ra ngoài đất nước là bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” dày trên 1.200 trang khổ lớn, bao gồm 750 loài cây thuốc, vị thuốc thuộc 164 họ, 77 vị thuốc động vật, 20 vị khoáng vật.

Bộ sách được tái bản nhiều lần, mỗi lần lại dày thêm những chương mới. Ví dụ tái bản lần thứ 7, bổ sung một chương về phân người, lần thứ 8 một chương về dùng nước bọt chữa bệnh… Ngoài những tên khoa học, dược tính, nơi sinh trưởng của cây thuốc… còn có hình chụp màu để độc giả bình thường có thể nhận ra không nhầm lẫn từng cây thuốc, lá thuốc.

Bàn về cây cỏ với tôi, GS nói một câu rất hay: “Hoa không chỉ quan trọng với trang thơ của các anh, với chúng tôi, nó là chứng minh thư của cây. Vì nhiều thứ cây, lá hao hao giống nhau. Nhưng đến khi có hoa là ta xác định ngay được tên gọi”.

Tôi thầm nghĩ: Cây cũng như các nhà thơ vậy, họ có thể giống nhau trong đời sống, nhưng đến khi ra hoa – thơ mà cũng giống nhau nữa thì không biết gọi họ là gì?

Nhân bàn về hoa, mùa xuân đem đến cho ta bao sắc màu kỳ diệu, nhưng ta chỉ biết hưởng chúng ở vẻ đẹp bên ngoài, nếu ta còn biết được như GS Đỗ Tất Lợi, giá trị chữa bệnh cứu người của chúng: Cây kim ngân mới ra hoa màu trắng, rồi chuyển dần sang vàng, có lúc lại từng mảng trắng xen vàng (kim và ngân mà!) thành thảm hoa thật đẹp! Đó là vị thuốc mát chữa được cảm sốt, mẩn ngứa, dị ứng. Hoa mẫu đơn là một thứ thuốc có tác dụng bổ máu.–PageBreak–

Cây sâm bố chính ở Thanh Hoá có những bông hoa to đỏ rực, hoặc cây trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta là cây trúc đào, GS đã tìm cách chiết hoạt chất của cây này, qua nhiều lần thí nghiệm thất bại, cuối cùng ông đã chiết được chất neriolin là thuốc chữa bệnh tim đủ tiêu chuẩn cần thiết. GS Đặng Văn Chung đã dùng thử trên lâm sàng có kết quả…

GS Đỗ Tất Lợi không đồng ý dùng khái niệm thuốc Nam, thuốc Bắc như ta vẫn dùng lâu nay (thuốc Nam là lá mọc ở Việt Nam, thuốc Bắc là nhập của Trung Quốc). Ranh giới Nam – Bắc chỉ là tương đối. Thí dụ người Nga gọi thuốc của Trung Quốc là thuốc Nam (phía Nam của họ). Cây thuốc mọc ở vùng Vladivostoc mới là thuốc Bắc.

Do thiếu hiểu biết nên những cây dược liệu mọc ở Việt Nam (Lào Cai) như củ gấu tầu và hoàng liên đáng phải gọi là thuốc Nam. Nhưng Lào Cai đã xuất sang Trung Quốc. Sau đó, Hải Phòng lại nhập những vị thuốc ấy với cái tên Ô đầu và Bắc hoàng liên coi như thuốc Bắc. Hoặc có một số cây thuốc Bắc đã trồng được ở Việt Nam như sinh địa, thục địa thì nay gọi là gì? Theo ông, chỉ nên gọi là thuốc Bắc hay thuốc Nam khi được chế biến theo cách của Trung Quốc hay Việt Nam.

– Thưa bác, vấn đề truyền dạy kiến thức y học dân tộc và chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền, bác có điều gì còn chưa hài lòng?

– Hiện nay, các trường đại học y dược của ta chưa có bộ môn (hoặc khoa) này để truyền dạy. Học trò của tôi có thể đếm trên đầu ngón tay. Ở Đại học Dược TP Hồ Chí Minh còn thỉnh thoảng mời tôi đến giảng ngoại khóa. Còn ngoài Hà Nội thì không… Y học cổ truyền thời xưa y và dược là một. Danh y Lý Thời Trân là tác giả cuốn dược liệu lớn nhất thế giới, khi đi chữa bệnh lại là ông lang Tần Hồ.

Còn tôi bây giờ mà đi chữa bệnh là sai luật vì không có giấy phép hành nghề. Trong khi đó, nếu người nghiên cứu tự đi chữa bệnh, nhiều khi phát hiện được tác dụng mới của thuốc. Thí dụ khi tôi dùng ích mẫu, ngải cứu chữa bệnh kinh nguyệt không đều thì tôi phát hiện ra đơn thuốc ấy làm hạ được huyết áp. Sau tôi chỉ dùng đơn thuốc ấy để hạ huyết áp thì tác dụng rất tốt.

Chính bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thấy hiệu quả ấy đã ra lệnh nghiên cứu. Tiếc rằng nghiên cứu chưa xong thì bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời, không được nghe kết quả nghiên cứu. Hai nữa về vấn đề quy chế, thầy thuốc Đông y không được bảo vệ như bác sĩ Tây y. Trong những ca đặc biệt, bệnh nhân phải làm giấy cam đoan để khỏi rầy rà đến bác sĩ khi không may bị tử vong. Với các thầy lang thì đâu được thế!

– Thưa bác, ở tuổi 80 mà ở bác, tôi chưa thấy những dấu hiệu lão hoá. Vậy vấn đề dưỡng sinh và tự chữa bệnh của bác ra sao?

– Tôi chỉ nhờ Tây y mỗi việc mổ mắt, phải dùng đơn thuốc Tây, còn thì toàn dùng Đông y, không bao giờ uống kháng sinh, cảm sốt không bao giờ dùng aspirin. Chỉ cần thái nhỏ hành, hẹ, đập quả trứng gà rồi rót vào đó bát cháo loãng thật sôi, quấy đều cho vừa mắm muối là khỏi, nếu phải ăn sang bát thứ hai, thứ ba thì bớt lòng đỏ cho gan đỡ phải làm việc.

Giáo sư nhấn mạnh:

– Đặc biệt không để xảy ra stress. Khi bị stress, tôi dùng cách thở bốn thì (kiểu thở của ông Nguyễn Khắc Viện) để chấm dứt giận dữ hoặc buồn phiền. Anh có biết tác dụng của cỗ hậu sự các cụ sắm sẵn đặt trong nhà không? Một cách chống stress đấy! Chết còn không sợ thì còn sợ cái gì?

GS Đỗ Tất Lợi kết thúc buổi trò chuyện với tôi bằng một hồi ức vui:

– Tôi còn học thôi miên ở nhà văn Phạm Cao Củng nữa đấy! Tôi học và thu được hiệu quả: Anh Cát Huy Dương (sau là Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế) ở trọ nhà tôi. Tôi thôi miên cho anh ngủ, đưa anh muối bảo là đường, thế mà anh thấy ngọt mới lạ! Phương Đông mình còn nhiều điều bí ẩn phải nghiên cứu lắm. Tôi học thôi miên cho biết, không đi sâu được, mỗi người mỗi nghề…

Lần đến thăm hôm nay, GS không được khỏe, anh Đỗ Tất Hùng, con trai trưởng của cụ mời tôi ra gian ngoài trò chuyện. Hoá ra anh cũng từng viết nhiều bài báo về Đông y, ký tên Thái Hư hoặc Huyên Thảo.

Anh còn cho biết một điều thú vị: Gia tộc họ Đỗ, từ đầu thế kỷ trước đã hình thành một tập đoàn hoạt động kinh doanh liên ngành, mà tổ chức hoạt động sớm nhất là ngành xuất bản: ông Giáo Mai (ông Năm) là chủ NXB Mai Lĩnh, trong khi cậu cháu ruột Đỗ Tất Lợi mở hiệu thuốc Mai Lĩnh.

Các nhà văn Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng thường xuyên có mặt ở NXB. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng là người bốc thuốc giỏi. Trong khi đó, ông Bẩy lại mở hiệu tạp hoá và nhà in Mai Lĩnh ở Hải Phòng, kiêm cơ sở phát hành báo chí. GS Đỗ Tất Lợi hồi nhỏ học ở Hải Phòng, sáng nào cũng phải đưa báo đến một số địa điểm rồi mới đến lớp học. Còn nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn hiện nay lại gọi GS Đỗ Tất Lợi bằng cậu ruột…

Hoá ra từ bao đời nghề văn, nghề y cứ xoắn xuýt lấy nhau, có lẽ do cũng chung một mục tiêu trị bệnh cứu người!…

Báo Công an nhân dân

Vân LongTháng 10/2006