Tủ sách Harrison 2010

Chắc chắn các bác sĩ và các bạn sinh viên Y khoa khi nghe đến cuốn sách Nguyên lý nội khoa Harrison, đều có cảm giác rất thân quen. Đây là một trong những cuốn sách y khoa được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới và đi kèm đó là rất nhiều ấn phẩm. Hoa Súng Santé xin chia sẻ với bạn đọc những ấn phẩm chuyên sâu của Harrison bên cạnh cuốn nguyên lý nội khoa 18th đã được chia sẻ cách đây không lâu, Series đề cập đến nhiều lĩnh vực của nội khoa: tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, thận tiết niệu, cơ xương… Với văn phong chặt chẽ, khoa học, học thuật.
(Link tải và pass nằm dưới chân các bức ảnh khi bạn click trực tiếp từ website)
Đây là những  cuốn sách lý tưởng dành cho các bác sĩ chuyên khoa tim mạch,thần kinh, huyết học,…, bác sĩ nội khoa, sinh viên Y khoa. Tra cứu thuận tiện bởi phong cách cô đọng, súc tích nhưng vẫn toàn diện, bao gồm các hướng dẫn chẩn đoán nhanh, các chiến lược điều trị hiện đại nhất, nó là công cụ không thể thiếu dành cho sinh viên và bác sĩ lâm sàng.
Thân ái!
Hoa Súng Santé

Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư

Chăm sóc và giảm nhẹ triệu chứng là phương pháp chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh trước sự đe dọa của bệnh tật thông qua các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ, điều trị đau và các vấn đề khác về thể chất và tinh thần người bệnh.”
Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng là một trong bốn ưu tiên của chương trình phòng chống ung thư của Tổ chức Y tế thế giới. Điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng được thực hiện nhờ sự hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và đặc biệt là cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và gia đình người bệnh. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề điều trị đau và giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh ung thư ở nước ta vẫn còn bị coi nhẹ.

Chúng ta cần bỏ quan niệm: ung thư giai đoạn muộn , mọi chuyện đã hết, trong khi chờ đợi hiệu quả chữa bệnh cao hơn nhờ việc phát hiện sớm các thành tựu của y học hiện đại, việc quan tâm làm giảm đau, nâng đỡ sức khỏe và tinh thần tạm thời cũng là công việc rất cần thiết nhằm mang lại cho người bệnh chất lượng sống cao hơn, giảm bớt được nỗi đau thể xác cũng như tinh thần để bệnh nhân được ra đi trong sự thoải mãi hơn. Đây là công việc đầy khó khăn gian khổ nhưng cũng rất vinhq uang và nhân đạo, đó là công việc từ trái tim đến trái tim.

Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư

Xin gửi đến các bạn cuốn sách Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư.pdf

Bài giảng ung thư học 2001 – Kiến thức cơ bản về bệnh học ung thư

Một trong những căn bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay sự tác động của y học tuy có nhiều tiến bộ nhưng cũng chưa mang lại nhiều khả quan, đặc biệt là ở các nước nghèo, đó là bệnh ung thư.

Hoa Súng Santé xin được gửi tới các bạn cuôn sách: “Bài giảng ung thư học” – Đây là cuốn sách giáo khoa ung thư học lần đầu tiên xuất bản ở trường Đại Học Y Hà Nội, Cuốn sách này xuất bản năm 2001 tuy kiến thức đã cập nhật và thay đổi nhiều nhưng cuốn sách vẫn được coi là một cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về bệnh học ung thư cho sinh viên và các bác sĩ.

Bệnh học ung thư 2001

Bai giang ung thu hoc 2001 – PGS.TS.Nguyen Ba Duc.pdf

Đọc them bài Ung thư học đại cương 2005 (Được đăng ngày 25/04/2009 – trên website)

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI AJCC 2010

BIÊN SOẠN : Stephen B. Edge, MD, FACS, David R. Byrd, MDNhà xuất bản: Springer-Verlag

Được sử dụng bởi các bác sĩ và chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới , Phiên bản thứ 7 của “AJCC Cancer Staging Handbook” tập hợp tất cả các thông tin hiện có về ung thư trên thế giới.

Bảng phân loại khối u ác tính TNM  là một hệ thống mô tả mức độ của bệnh ung thư trong cơ thể của bệnh nhân. T mô tả kích thước của khối u và khu vực nó đã xâm chiếm các mô lân cận, N mô tả các hạch bạch huyết có liên quan đến khu vực khối u, và M mô tả di căn xa (di căn của ung thư tới những phần cơ thể khác).

Các hệ thống phân loại TNM cho tất cả các khối u rắn được đưa ra bởi Pierre Denoix giữa năm 1943 và 1952, sử dụng kích cỡ và mở rộng của khối u nguyên phát, sự tham gia của bạch huyết, và sự hiện diện của di căn để phân loại sự tiến triển của bệnh ung thư.

TNM được phát triển và duy trì bởi Liên minh quốc tế chống ung thư (UICC) để đạt được sự đồng thuận về một tiêu chuẩn được thế giới công nhận để phân loại mức độ lây lan của ung thư. Việc phân loại TNM cũng được sử dụng do Uỷ ban liên Mỹ về ung thư (AJCC) và Liên đoàn Quốc tế về Sản Phụ Khoa (Figo). Năm 1987, UICC và hệ thống AJCC được thống nhất thành một hệ thống phân loại duy nhất.
* Tháng 1 năm 2010 tất cả mọi người tại Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải sử dụng phiên bản mới 7th của “AJCC Cancer Staging Handbook”.

Tập hợp tất cả các thông tin hiện có về ung thư tại các địa điểm khác nhau và kết hợp giải phẫu để có được kiến thức về nguyên nhân và bệnh học của bệnh ung thư với việc phân loại TNM trong tầm tay bạn cùng với công cụ phân chia giai đoạn độc đáo.

Cập nhật mới nhất được dựa trên phiên bản 7 với các tính năng bổ sung, chức năng tăng cường và cập nhật liên tục.

Được sử dụng bởi các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới để tạo thuận lợi cho sự mô tả thống nhất các bệnh lý khối u, mang lại đầy đủ và cập nhật phiên bản sửa đổi của tài nguyên vô giá này lại với nhau

Theo kiến thức của sinh học ung thư mở rộng, ung thư phải kết hợp những tiến bộ. The Seventh Edition bao gồm các phiên bản lớn vào các phần K vú và khối u ác tính cũng như thay đổi quan trọng như tuyến giáp, gan, ruột, thận và nhiều hơn nữa.

Bây giờ, việc phân loại TNM đầy đủ  trong tầm tay của bạn – cùng với một máy tính giai đoạn độc đáo cho phép bạn nhập biến số T, N, M và xác định giai đoạn ngay lập tức.
Một chỉ số mới nhất của mã ICD tạo điều kiện nhanh chóng tìm kiếm và lập chỉ mục toàn diện các số liệu mới nhất. Theo phân loại thích hợp cho phép các bác sĩ xác định điều trị thích hợp hơn, đánh giá kết quả quản lý đáng tin cậy hơn, và so sánh các số liệu thống kê trên toàn thế giới với báo cáo của các tổ chức khác nhau ở địa phương, khu vực và quốc gia tự tin hơn, các chuyên gia Ung thư không có lý do gì mà thiếu đi cuốn sách này bên trong thiết bị di động của họ.
Phần mềm này tích hợp các công cụ tính toán giai đoạn TNM thông minh, bạn chỉ cần nhập vào một vài thông số bạn có, phần mềm sẽ tự động tính ra kết quả giai đoạn TNM cho bạn ngay lập tức !
(Lưu ý: tất cả các thông tin TNM bao gồm trong Seventh Edition là thống nhất giữa các AJCC và UICC ).

AJCC Cancer Staging Handbook [For Desktop PC]

AJCC Cancer Staging Handbook [For Windows Mobile/PocketPC]

Đọc thêm bài Kho tàng Skyscape … Luôn mang lại hiệu quả cao nhất

Sách Thực dưỡng ngăn ngừa ung thư

So với dinh dưỡng trước đây, con ngƣời đã dùng lượng mỡ cao gấp đôi, tỷ lệ các axít béo bão hòa nhiều hơn các axít béo không bão hòa, lượng thức ăn có xơ hàng ngày cao gấp 3, dùng nhiều đường và Natri hơn, dùng ít lượng Cacbon hydrat phức hợp và ít tiêu thụ chất vi lượng. Kết quả phát sinh nhiều chứng bệnh mãn tính, các chứng ung thư, bệnh tim và thêm nhiều bệnh mãn tính khác là cái giá phải trả cho quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Chỉ trong vài thập kỷ qua, Y học hiện đại đã bắt đầu điều tra có hệ thống về dinh dưỡng hàng ngày có nhiều chất béo, tinh bột, đường và những tác động đến ung thư, bệnh tim và các chứng thoái hóa khác. Cơ chế cụ thể của ung thư, cấp độ tế bào vẫn hoàn toàn chưa hiểu hết. Tuy thế, trong 10 năm qua hầu hết các tổ chức y tế lớn ở Mỹ, Ca–na–đa và châu Âu đã yêu cầu phải có những nghiên cứu hiệu quả hơn, kêu gọi cộng đồng chung nên có một thực đơn “khôn ngoan hơn” như ít chất béo bão hòa và chưa bão hòa cholesterol, carbon hydrat tinh chế và dùng nhiều ngũ cốc, rau củ và trái cây tươi.

Loạt sách điện tử này được biên tập từ cuốn “Thực dưỡng đặc trị các bệnh ung thư”.

01.Ung thư vú
02.Ung thư phổi
03.Ung thư ruột kết – đại tràng
04.Ung thư vùng miệng và phần thượng tiêu
05.Ung thư dạ dày
06.Ung thư gan
07.Ung thư thận – bàng quang
08.Ung thư tụy
09.Ung thư bộ phận sinh dục nữ
10.Ung thư bộ phận sinh dục nam
11.Ung thư da
12.Ung thư xương
13.Bệnh bạch huyết
14.Ung thư bạch huyết
15.Ung thư trẻ em
16.Thực dưỡng với bệnh AIDS
17.Ung thư não

Cuốn sách đầy đủ nhất Download

Nguồn từ  Phương pháp dưỡng sinh Ohsawa – Thực dưỡng

Ung thư học đại cương 2005

ebook_cancerUng thư là tên chung dùng để gọi một nhóm bệnh trên 200 loại khác nhau về nguồn gốc của tế bào, căn nguyên, tiên lượng và cách thức điều trị nhưng có những đặc điểm chung, đó là sự phân chia không kiểm soát được của tế bào, khả năng tồn tại và phát triển ở các cơ quan và tổ chức lạ.

Bệnh ung thư bắt đầu khi có một tế bào vượt qua cơ chế kiểm soát này của cơ thể, bắt đầu phát triển và sinh sôi không ngừng nghỉ, hình thành một đám tế bào có chung một đặc điểm phát triển vô tổ chức, xâm lấn và chèn ép vào các cơ quan và tổ chức xung quanh. Các tế bào ung thư có liên kết lỏng lẻo, dễ dàng bứt ra khỏi khối u mẹ, theo mạch máu và mạch bạch huyết di cư đến các tổ chức và cơ quan mới, bám lại và tiếp tục sinh sôi nẩy nở (quá trình này gọi là “di căn”). Các ung thư chèn ép hoặc di căn vào các cơ quan giữ chức năng sống của cơ thể như não, phổi, gan, thận… bệnh nhân sẽ tử vong.” ( nci.org.vn)

Cuốn sách “Ung Thư Học Đại Cương ( 2005 )” – Của bộ môn Ung thư – Trường Đại Học Y Hà nội sẽ trang bị cho sinh viên Y Đa Khoa những kiến thức cơ bản nhất về bệnh ung thư .

Bài 1 – Khái Niệm cơ bản về ung thư.pdf

Bài 2 – Dịch tế học mô tả bệnh ung thư.pdf

Bài 3 – Cơ chế sinh bệnh ung thư.pdf

Bài 4 – Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư.pdf

Bài 5 – Nguyên Nhân ung thư.pdf

Bài 6 – Dự phòng ung thư.pdf

Bài 8 – Nguyên tắc điều trị bệnh ung thư.pdf

Bài 9 – Điều trị phẫu thuật bẹnh ung thư.pdf

Bài 10 – Xạ trị bệnh ung thư.pdf

Bài 11 – Các phương pháp điều trị toàn thân bệnh ung thư.pdf

Bài 12 – Điều trị đau do ung thư.pdf

Một số bài viết bệnh học tham khảo (Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì kiến thức về ung thư hiện nay đã được cập nhật nhiều)

Bệnh Hodgkin – GS.TS. Nguyễn Bá Đức

Phân loại các khối u – TS. Tạ Văn Tờ

Vai  trò của tế bào học và mô bệnh học trong chẩn đoán và điều trị các khối u – TS Tạ Văn Tờ

U lympho ác tính không Hodgkin – GS.TS. Nguyễn Bá Đức

Ung thư amidan

Ung thư buồng trứng – TS. Bùi Diệu – Ths. Tô Anh Dũng

Ung thư các xoang vùng mặt

Ung thư cổ tử cung – TS. Bùi Diệu

Ung thư dạ dày – TS. Nguyễn Văn Hiếu

Ung thư Da

Ung thư đại tràng – trực tràng và hậu môn- TS. Nguyễn Văn Hiếu

Ung thư hạ họng – TS. Lê Chính Đại

Ung thư hắc bào ác tính

Ung thư khoang miệng – Ths. Trần Thị Hợp

Ung thư phế quản phổi – BS. Lê Văn Quảng

Ung thư thanh quản

Ung thư tuyến giáp trạng

Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư vòm mũi họng

Ung thư Vú

 

Bài giảng Y học hạt nhân 2005

853301605_nuclear-medicine“Bằng kỹ thuật đánh dấu phóng xạ với những liều lượng tuy rất nhỏ nhưng có thể ghi đo, theo dõi được các đồng vị phóng xạ đến tận cùng ở các mô và tế bào. Y học hạt nhân đã sáng tạo ra nhiều phương pháp thăm dò chức năng, định lượng và ghi hình rất hữu ích. Ghi hình phóng xạ đã có những bước tiến vượt bậc và mang lại giá trị chẩn đoán rất sớm bởi vì (khác hẳn các phương pháp ghi hình y học khác như X quang, siêu âm, cộng hưởng từ) ghi hình phóng xạ mang đến không chỉ những thông tin về cấu trúc, hình thái mà còn những thông tin về chức năng. Thật vậy, các dược chất phóng xạ được hấp phụ vào các mô, tạng để ghi hình đã tập trung vào đó theo các cơ chế về hoạt động chức năng, chuyển hoá. Ta biết rằng các thay đổi chức năng thường xảy ra sớm hơn các thay đổi về cấu trúc. Vì vậy ngày nay các kỹ thuật SPECT, PET hay hệ liên kết SPECT/CT và PET/CT đã trở thành nhu cầu rất bức thiết cho các cơ sở lâm sàng hiện đại.
Các kỹ thuật điều trị bằng các nguồn phóng xạ hở cũng đang phát huy nhiều hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân. “

Dưới đây là bài giảng Y học hạt nhân của bộ môn Y Học Hạt Nhân – Đại Học Y Hà Nội :

all

Hiệu quả và sự an toàn trong Điều trị bệnh cường giáp trạng và bệnh basedow bằng iốt phóng xạ (I-131)

Tuyến giáp trạng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể

Năm 1942, lần đầu tiên trên thế giới, tại bệnh viện Massachusett – Hoa Kỳ, hai Bác sỹ Herts và Roberts đã sử dụng iốt phóng xạ (I-131) để điều trị bệnh cường giáp trạng. Cho đến nay trải qua hơn 60 năm sử dụng I – 131, hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh này trên thế giới đã được điều trị thành công bằng iốt phóng xạ.

ở Việt Nam, năm 1978 lần đầu tiên tại khoa Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, I-131 đã được sử dụng để điều trị bệnh Basedow và cường giáp trạng. Cho đến nay hầu hết các khoa Y học hạt nhân trong cả nước đã tiến hành trị bệnh này bằng I-131, và đã có tới hàng vạn bệnh nhân đã được áp dụng phương pháp điều trị này. Do tính chất đơn giản, hiệu quả, kinh tế và thẩm mỹ… nên hiện nay I-131 đang có xu hướng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh cường giáp trạng và bệnh Basedow.

Bệnh cường giáp trạng nói chung và bệnh Basedow nói riêng là loại bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý tuyến giáp.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh Basedow (trong những trường hợp điển hình) thường là có bướu cổ to ra; mạch nhanh; hay có những cơn nóng bừng ở mặt, lòng bàn tay thường hâm hấp mồ hôi; mắt lồi; rối loạn tiêu hoá (đi lỏng…); tính tình thay đổi, hay cáu gắt, dễ nổi nóng; run tay…

Về điều trị: hiện có 3 phương pháp chính để điều trị bệnh cường giáp và Basedow, đó là dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (điều trị nội khoa), phẫu thuật và iốt phóng xạ. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

Điều trị bằng iốt phóng xạ thường được chỉ định rất rộng rãi: Tất cả các bệnh nhân (thuộc mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em) được chẩn đoán xác định là có cường giáp trạng hay Basedow chưa qua bất kỳ phương pháp điều trị nào (như điều trị nội khoa, phẫu thuật); hoặc tái phát sau điều trị nội khoa, tái phát sau phẫu thuật; biến chứng sau điều trị nội khoa (dị ứng, nhiễm độc gan, giảm bạch cầu, suy tuỷ xương sau điều trị bằng thuốc kháng giáp), hoặc bệnh nhân không còn chỉ định phẫu thuật…

Quy trình điều trị bằng I-131 khá đơn giản. Bệnh nhân sau khi được chẩn đoán xác định và có chỉ định điều trị sẽ được uống I-131 dưới dạng dung dịch lỏng hoặc dưới dạng viên con nhộng. Sau đó được trở về sinh hoạt tại gia đình và có thể đi lại trên các phương tiên giao thông công cộng như xe buýt, taxi, tàu hoả…, nếu những bệnh nhân này không có các biến chứng nặng, tình trạng bệnh không ở mức quá nặng.

Với những bệnh nhân có các biến chứng tim mạch nặng, hoặc bị nhiễm độc gan, tuỷ xương do điều trị bằng thuốc kháng giáp, thể trạng quá yếu… thì cần được nằm viện từ 3 đến 7 ngày, hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.

Thông thường mỗi bệnh nhân chỉ cần một lần uống thuốc ( một liều I-131) là khỏi bệnh, tuy nhiên có những trường hợp phải uống 2 hoặc hoặc 3 lần do tình trạng bệnh quá nặng hoặc người thầy thuốc chủ động phân ra nhiều liều I-131 để người bệnh có thể dung nạp được thuốc hoặc nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm khác. Do vậy sau điều trị I-131 thì việc tái khám là một việc rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân.

I-131 thường phát huy hiệu quả điều trị từ 6-8 tuần sau khi uống thuốc. Vì vậy nên đánh giá kết quả điều trị sau 3-4 tháng. Theo nhiều thống kê cho thấy có tới hơn 85 % bệnh nhân hết các triệu chứng cường giáp sau 3-5 tháng nhận liều điều trị bằng I-131. Số lần điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân là khoảng 6,2 ±1,1 lần.   Hơn 95 % bệnh nhân có bướu cổ trở về bình thường hoặc nhỏ lại, và    trên 80 % bệnh nhân lên cân. Các triệu chứng run tay, rối loạn tiêu hoá, … được cải thiện rõ rệt ở 100 % các bệnh nhân sau uống I-131.

Một điểm đặc biệt của phương pháp điều trị này là I-131 có thể làm nhỏ bướu giáp và làm mất các triệu chứng cường giáp để đưa bệnh nhân về tình trạng bình giáp (trở về bình thường). Người ta gọi đây là phương pháp phẫu thuật không cần dao. Bướu cổ nhỏ lại và trở về bình thường sau uống I-131 là một ưu điểm đặc biệt của I-131, nó tạo nên tính thẩm mỹ cao, không để lại bất kỳ một vết sẹo nào trên cổ người bệnh.

Sở dĩ I-131 có thể làm được như vậy vì nó phát ra bức xạ bêta (b), tia bêta này có tác dụng làm giảm mức sinh sản tế bào tuyến giáp, làm xơ hoá các mạch máu trong tuyến do đó làm giảm lượng máu tới tuyến giáp, kết quả là làm giảm chức năng của tuyến giáp và bướu cổ nhỏ lại. Một điểm rất ưu việt nữa của iốt phóng xạ là tia bêta chỉ có thể đâm xuyên trong tổ chức tuyến giáp khoảng vài milimét, trong khi đó hầu như toàn bộ lượng iốt phóng xạ được uống vào chỉ tập trung tại tuyến giáp còn các cơ quan khác (như tuỷ xương, tinh hoàn, buòng trứng…) chỉ tập trung một lượng rất nhỏ nên tác dụng điều trị có tính chất chọn lọc rất cao và các cơ quan khác rất ít bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng có những ưu nhược điểm của nó. Điều trị cường giáp trạng và bệnh Basedow bằng iốt phóng xạ cũng có những biến chứng của nó. Tất cả những biến chứng như viêm tuyến giáp do bức xạ, cơn cường giáp kịch phát, suy giáp… đều có thể tránh được nếu như người bệnh được chuẩn bị tốt trước khi điều trị hoặc được tính toán liều lượng I-131 chính xác. Hiện nay ở nước ta chưa gặp một trường hợp nào bị cường giáp kịch phát hay viêm tuyến giáp sau điều trị I-131.

Song một vấn đề luôn làm nhiều người lo lắng, kể cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và thậm chí cả các cán bộ y tế là sau  điều trị bệnh cường giáp trạng và bệnh Bascdow bằng I-131 có gây ra ung thư (như ung thư tuyến giáp, ung thư máu…) và các đột biến di truyền hay không?. Để giải đáp câu hỏi này, cho đến nay đã có hàng loạt các công trình nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia đã từng sử dụng I-131 để điều trị bệnh cường giáp trạng nói riêng và một số bệnh tuyến giáp khác nói chung.

Nhiều công trình nghiên cứu đã tiến hành so sánh tỷ lệ ung thư cũng như khả năng xuất hiện các đột biến di truyền ở cả 3 nhóm bệnh nhân Basedow và cường giáp trạng sau điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp (điều trị nội khoa), phẫu thuật và bằng I-131. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy: không có bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định với liều điều trị I-131 cho các bệnh nhân cường giáp lại có thể gây ra bệnh bạch cầu. Khi so sánh về tỉ lệ ung thư máu giữa điều trị bằng I-131 và điều trị phẫu thuật cho các bệnh nhân cường giáp trạng, nhiều tác giả nhận thấy không có sự khác biệt về về tỉ lệ ung thư máu giữa hai phương pháp điều trị nói trên. Nói cách khác, những bệnh nhân Basedow và cường giáp được điều trị bằng I-131 và bằng phẫu thuật thì có tỉ lệ ung thư máu là tương đương nhau.

Người ta đã rút ra kết luận là với liều điều trị I-131 cho bệnh nhân cường giáp trạng sẽ không làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Dobyns B.M, Sheline G.E, Workman J.B và một số tác giả khác đã theo dõi từ 10-20 năm sau điều trị bệnh Basedow nhận thấy tỉ lệ ung thư tuyến giáp ở nhóm điều trị thuốc kháng giáp cao gấp 5 lần so với nhóm điều trị bằng I-131 và 8 lần cao hơn ở nhóm phẫu thuật. Belfiore A. và Rivkees nhận thấy tỉ lệ ung thư giáp cao nhất ở nhóm điều trị bằng thuốc kháng giáp so với nhóm bệnh nhân được điều trị bằng I-131 và phẫu thuật.

Để đánh giá nguy cơ và các tổn thương về di truyền do sử dụng các đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh, người ta thường đánh giá trên những đối tượng trong lứa tuổi sinh đẻ. Việc đánh giá này ở nữ thường dễ và thuận lợi hơn là ở nam giới.

Hàng loạt các công trình nghiên cứu cho thấy là các bệnh nhân bị cường giáp trạng đã được điều trị bằng I-131 có tỉ lệ sinh con bị dị tật bẩm sinh tương đương vớinhững người không được điều trị bằng I-131 (tỷ lệ này là khoảng 4 %).

Như vậy, với một tỉ lệ khuyết tật bẩm sinh thấp và tương đương như trong cộng đồng dân chúng thì chúng ta có thể nói rằng việc điều trị I-131 cho các bệnh nhân cường giáp trạng là an toàn về mặt di truyền. Cho đến nay người ta không chứng minh được tác hại của nó với các thế hệ con cái được đẻ ra từ những người cha, người mẹ bị cường giáp đã từng được điều trị bằng I-131.

Hamburger J.I.; Freitas J.E… đã nghiên cứu trên 500 đứa trẻ được sinh ra từ 370 bà mẹ (ông bố) đã được điều trị cường giáp bằng I-131 trong thời kỳ niên thiếu (lứa tuổi học đường). Kết quả cho thấy tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở những đứa trẻ này tương đương như những đứa trẻ là con của các ông bố, bà mẹ bình thường (không dùng I-131).

Để thay cho lời kết , chúng tôi xin trích dẫn lời khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Uỷ ban năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) như sau:

“Điều trị bệnh cường giáp trạng và bệnh Basedow bằng I-131 là một phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, kinh tế, dễ thực hiện. Đây là phương pháp đáng được lựa chọn trong các phương pháp điều trị bệnh Basedow và cường giáp trạng hiện nay”.

PGS.TS. Mai Trọng Khoa

Trưởng Khoa Y học hạt nhân và Điều trị ung bướu –

BV Bạch Mai

Phó Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân – Đại học Y Hà Nội

Ungthu.net.vn

Ứng dụng một số kỹ thuật y học hạt nhân trong chẩn đoán bệnh ung thư

Máy SPECT-CT

PGS. TS. Mai Trọng Khoa

Phó Trưởng Bộ môn Y học hạt nhân – Đại học Y Hà Nội

Trưởng Khoa Y học hạt nhân và Ung bướu-BV Bạch Mai

Tóm tắt: Hiện nay, chuyên ngành Y học hạt nhân đã có những đóng góp to lớn cho việc chẩn đoán bệnh nói chung và đặc biệt cho chuyên ngành ung thư. Nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bằng đồng vị phóng xạ đã và đang được áp dụng rất có hiệu quả ở các bệnh viện trên thế giới. Một trong những ứng dụng đặc biệt quan trọng là kỹ thuật chụp hình phát hiện ung thư bằng máySPECT, SPECT-CT, PET và PET-CT. Kỹ thuật chụp hình bằng máy PET với khả năng ghi hình ở mức phân tử và mức tế bào đã giúp chúng ta có khả năng: Chẩn đoán sớm ung thư; Phân loại giai đoạn ung thư; Kiểm tra và đánh giá tái phát ung thư; Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị… Sự phối hợp hình ảnh qua việc chụp hình bằng máy PET- CT đã làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật này cho việc chẩn đoán nhờ có được đồng thời cả hình ảnh cấu trúc giải phẫu của CT và hình ảnh chức năng chuyển hoá của PET.

Summary: Recently, nuclear medicine has a great contribution to diagnosis, specially in oncology. Nulear medicine techniques for diagnosis and therapy have using in many hospitals over the world. One of the special applications of SPECT, SPECT-CT, PET and PET- CT is detecting tumors. PET will help for: Early detection; Staging of cancer; Checking for recurrence; Assessing the effectiveness of therapyThe combination of CT and PET in one machine has allowed us fusioningat the same time CT image and PET image, so it makes increasing the sensitivity and the specificity of this techiques.

1. Một vài nét về ứng dụng các đồng vị phóng xạ trong lâm sàng.

Chuyên ngành Y học hạt nhân (Nuclear Medicine) là một chuyên ngành tương đối mới của y học. Trong những năm qua nó đã có những bước tiến bộ vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu mới trong chẩn đoán và điều trị bệnh nói chung và đặc biệt trong bệnh ung thư.

1.1. Chẩn đoán bệnh bằng đồng vị phóng xạ (ĐVPX): Cách đây hơn 60 năm, các đồng vị phóng xạ (ĐVPX) đã được sử dụng cho mục đích chẩn đoán và điều trị. Nguyên tắc chung của chẩn đoán bệnh bằng đồng vị phóng xạ như sau:

Để đánh giá hoạt động chức năng của một cơ quan, phủ tạng nào đó ta cần đưa vào một loại ĐVPX hoặc một hợp chất có gắn ĐVPX thích hợp, chúng sẽ tập trung đặc hiệu tại cơ quan cần khảo sát. Theo dõi quá trình chuyển hoá, đường đi của ĐVPX này ta có thể đánh giá tình trạng chức năng của cơ quan, phủ tạng cần nghiên cứu qua việc đo hoạt độ phóng xạ ở các cơ quan này nhờ các ống đếm đặt ngoài cơ thể tương ứng với cơ quan cần khảo sát. Ví dụ người ta cho bệnh nhân uống 131I rồi sau những khoảng thời gian nhất định đo hoạt độ phóng xạ ở vùng cổ bệnh nhân, từ đó có thể đánh giá được tình trạng chức năng của tuyến giáp …

Để ghi hình (xạ hình) các cơ quan người ta phải đưa các ĐVPX vào cơ thể người bệnh. Xạ hình (Scintigraphy) là phương pháp ghi hình ảnh sự phân bố của các chất phóng xạ ở bên trong các phủ tạng bằng cách đo hoạt độ phóng xạ của chúng từ bên ngoài cơ thể.

Xạ hình không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn thuần về hình thái mà nó còn giúp ta hiểu và đánh giá được chức năng của cơ quan, phủ tạng và một số biến đổi bệnh lí khác.

Để ghi hình các cơ quan, ngoài máy scanner (ghi hình tĩnh) người ta còn dùng máy Gamma Camera, SPECT, PET, PET/CT hoặc SPECT/CT.

Bằng kỹ thuật ghi hình y học hạt nhân, người ta có thể ghi hình từng cơ quan hoặc ghi hình toàn cơ thể (Whole body scan), kết quả xạ hình sẽ cung cấp cho chúng ta các thông tin về hình ảnh chức năng nhiều hơn hình ảnh về cấu trúc giải phẫu.

2.2. Điều trị bệnh bằng đồng vị phóng xạ:

Để điều trị người ta phải đưa các đồng vị phóng xạ hay dược chất phóng xạ (DCPX) vào trong cơ thể người bệnh. Người ta gọi đây là phương pháp điều trị chiếu trong hay còn gọi là điều trị bằng nguồn hở.

Nguyên lý chung của phương pháp điều trị chiếu trong được dựa trên định đề Henvesy: Cơ thể sống không có khả năng phân biệt các đồng vị của cùng một nguyên tố. Điều đó có nghĩa là khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị của cùng một nguyên tố thì chúng cùng tham gia vào các phản ứng sinh học và cùng chịu chung một số phận chuyển hoá. Vì vậy, khi biết một nguyên tố hoá học hoặc một chất nào đó tham gia vào quá trình chuyển hoá ở một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó của cơ thể, có thể dùng ĐVPX của nguyên tố hoá học đó hoặc chất đó đưa vào cơ thể. Các ĐVPX (hay còn gọi là thuốc phóng xạ) này sẽ tập trung đặc hiệu tại tổ chức bệnh (tổ chức ung thư, tổ chức cường chức năng…) và phát huy tác dụng điều trị…

Điều trị là dùng năng lượng các tia bức xạ để làm thay đổi chức năng hay huỷ diệt một tổ chức bệnh lý nhất định. Liều điều trị phải lớn gấp hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn lần so với liều chẩn đoán.

Trong nhiều trường hợp, so với các phương pháp điều trị khác thì điều trị bằng các đồng vị phóng xạ là phương pháp điều trị hữu hiệu, nhanh gọn, đơn giản, kinh tế… Chẳng hạn có thể dùng I-131 để điều trị rất hiệu quả bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá: sau khi đã phẫu thuật cắt bỏ khối u và tuyến giáp, bệnh nhân được uống I-131, theo dòng tuần hoàn I-131 sẽ truy tìm và đọng lại những nơi có tế bào ung thư tuyến giáp hoặc các tổ chức giáp di căn vào bất kỳ vị trí nào cuả cơ thể (vào phổi, xương, não…). Năng lượng bức xạ beta (b) của I-131 sẽ tiêu diệt rất hiệu quả các tế bào ung thư giáp. Sau đó bệnh nhân sẽ được bồi phụ hormon giáp để trở về bình giáp. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi và có thể sinh đẻ và trở về cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường… Ngoài ra, người ta cũng còn dùng I-131 để điều trị nhiều bệnh khác như cường giáp trạng, Basedow… hoặc sử dụng các đồng vị phóng xạ hướng xương như: Phospho-32 (P-32), Stronti 89 (89Sr); Samarium – 153 (153Sm); Rhenium – 188 (188Re) để điều trị chống đau do ung thư di căn vào xương. Các đồng vị phóng xạ này khi vào cơ thể sẽ theo dòng tuần hoàn và đến các tổ chức xương bị ung thư và phát huy hiệu quả điều trị nhờ vào năng lượng bức xạ beta (b) của chúng. Hiệu quả điều trị giảm đau sau 1 lần tiêm là từ 3-12 tháng, tuỳ theo đồng vị phóng xạ sử dụng…

2. Ghi hình khối u bằng máy SPECT, PET 2.1 Nguyên lý chung của ghi hình cắt lớp vi tính bằng bức xạ đơn photon (SPECT: Single Photon Emission Computed Tomography) và ghi hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET: positron Emission Tomography)

Năm 1951 lần đầu tiên B. Cassen đã chế tạo ra máy ghi hình cơ học (Rectilinear Scintigraphe). Sau đó khi máy Gamma Camera ra đời thì công việc ghi hình phóng xạ đã có những tiến bộ vượt bậc vì cho ta những hình ảnh với trường nhìn của đầu dò (detector) rộng và do đó theo dõi được các biến đổi động học nhanh chóng ở tim, thận, não, gan… Sự tiến bộ vượt bậc của tin học đã tạo ra kĩ thuật chụp cắt lớp bằng tia X qua máy vi tính (CT – Scanner). Vận dụng nguyên lí đó, năm 1975, người ta đã tạo ra được kĩ thuật chụp cắt lớp bằng các bức xạ photon phát ra từ các ĐVPX: Kĩ thuật chụp hình SPECT (Single Photon Emission Computerized Tomography). Với những ưu điểm đơn sắc của chùm photon thu được qua hiện tượng huỷ hạt (khi các photon gặp electron) trong thiết bị chụp cắt lớp bằng chùm positron (PET – Positron Emission Tomography), kĩ thuật PET đã cho những hình ảnh rất sắc nét với một liều phóng xạ ít hơn trong kĩ thuật SPECT. Sự ra đời của máy PET đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc phát hiện sớm, chính xác các khối u ung thư, cũng như trong đánh giá và chẩn đoán các bệnh tâm thần, thần kinh và tim mạch…

* Nguyên lí của ghi hình bằng máy gamma camera, SPECT:

Kỹ thuật SPECT phát triển trên cơ sở CT- Scanner. Nhưng trong SPECT không có chùm tia X nữa mà là các photon gamma của các ĐVPX đã được đưa vào cơ thể bệnh nhân dưới dạng các DCPX để đánh dấu đối tượng cần ghi hình. Trong SPECT các tín hiệu cũng được ghi nhận như trong đầu dò của Planar Gamma Camera và đầu dò các kỹ thuật YHHN thông thường khác, nhưng trong SPECT đầu dò được quay xoắn với góc nhìn từ 180°¸360° (1/2 hay toàn vòng tròn cơ thể), được chia theo từng bậc ứng với từng góc nhỏ (thông thường khoảng 3°). Tuy mật độ chùm photon được phát ra khá lớn, nhưng đầu dò chỉ ghi nhận được từng photon riêng biệt nên được gọi là chụp cắt lớp đơn photon. Tia X hoặc photon trước khi đến được đầu dò bị các mô tạng của cơ thể nằm trên đường đi hấp thụ. Do vậy năng lượng của chúng bị suy giảm tuyến tính. Cho máy quét trên cơ thể hoặc bệnh nhân quay thì góc quay và góc nhìn của chùm tia quyết định hướng, mật độ chùm tia đến đầu dò và giá trị hấp thụ của nó. Ta hình dung giả sử chia lát cắt thành nhiều đơn vị vật chất với kích thước nhất định. Khi chùm tia photon quét qua lớp vật chất đó (ngang hoặc dọc) thì nó sẽ lần lượt xuyên qua các đơn vị vật chất. Tín hiệu phát ra từ mỗi đơn vị vật chất sẽ khác nhau do có độ suy giảm tuyến tính khác nhau, tuỳ thuộc vào góc quay, độ lớn của góc nhìn trong mặt phẳng quét và khoảng cách của nó tới đầu dò. Máy tính (PC) với các phần mềm thích hợp có khả năng hiệu chỉnh hệ số suy giảm đó và loại bỏ cả các bức xạ từ các mặt phẳng khác gọi là lọc nền (filtered back projection). Như thế nghĩa là PC loại bỏ các tín hiệu tạo ra từ các lớp vật chất trước, sau (hoặc trên, dưới) đối với mặt phẳng lát cắt. Các tín hiệu đó gọi là xung nhiễu. Vì vậy sẽ thu nhận được hàng loạt các tín hiệu của từng đơn vị thể tích một lớp vật chất nhất định (ta hình dung như một lát cắt). Do vậy, các tín hiệu chỉ được ghi nhận theo từng thời điểm một. Số lượng góc nhìn cần chọn đủ để tái tạo ảnh một cách trung thực tuỳ thuộc vào độ phân giải của đầu dò. Các tín hiệu đó được đưa vào hệ thống thu nhận dữ liệu (Data Acquisition System: DAT) để mã hoá và truyền vào PC. Khi chuyển động quét kết thúc, bộ nhớ đã ghi nhận được một số rất lớn những số đo tương ứng với những góc khác nhau trong mặt phẳng tương ứng. Các tín hiệu thu được là cơ sở để tái tạo hình ảnh. Việc tái tạo ảnh dựa vào các thuật toán phức tạp mà PC có khả năng giải quyết nhanh chóng. Đó là các thuật toán về ma trận (matrix). Các số liệu ghi đo được từ các lớp cắt tạo ra ma trận này. Thông thường trong CT – Scanner người ta dùng các ma trận: (64×64), (128×128), (252 x 252) hoặc lớn hơn nữa, còn trong SPECT thường dùng ma trận 64×64 là đủ vì năng lượng các photon gamma cao hơn.

Dưới đây mô tả sơ đồ một máy SPECT 2 đầu (dual head). Hiện nay người ta chế tạo được các máy SPECT 1đầu (detector), 2 đầu, 3 đầu. Các máy SPECT 2 và 3 đầu sẽ cho kết quả ghi hình nhanh hơn, đặc biệt khi cần khảo sát các quá trình động học xảy ra nhanh trong cơ thể. Ngoài ra các máy SPECT vừa có thể tạo ra các lắt cắt (slide) hình ảnh như CT, MRI, nó còn cho hình ảnh quýet (Scan) toàn thân, đặc điểm này là đặc biịet có giá trị trong phát hiện khối u và di căn ung thư.

Nguyên lí của ghi hình bằng máy PET:

Một Positron phát ra từ hạt nhân nguyên tử tồn tại rất ngắn, chỉ đi được một quãng đường cực ngắn rồi kết hợp với một điện tử tự do tích điện âm trong mô và ở vào một trạng thái kích thích gọi là positronium. Positronium tồn tại rất ngắn và gần như ngay lập tức chuyển hoá thành 2 photon có năng lượng 511 keV phát ra theo 2 chiều ngược nhau trên cùng một trục với điểm xuất phát. Người ta gọi đó là hiện tượng huỷ hạt (annihilation). Nếu đặt 2 detector đối diện nguồn phát positron và dùng mạch trùng phùng (coincidence) thì có thể ghi nhận 2 photon g đồng thời đó (hình 3). Do vậy các đầu đếm nhấp nháy có thể xác định vị trí phát ra positron (cũng tức là của các photon đó). Vị trí đó phải nằm trên đường nối liền 2 detector đã ghi nhận chúng. Người ta gọi đó là đường trùng phùng (coincidence line). Trong cùng một thời điểm máy có thể ghi nhận được hàng triệu dữ liệu như vậy, tạo nên hình ảnh phân bố hoạt độ phóng xạ trong không gian của đối tượng đã đánh dấu phóng xạ trước đó (thu thập dữ liệu và tái tạo hình ảnh) theo nguyên lí như trong SPECT. Sự tái tạo các hình ảnh này được hoàn thành bởi việc chọn một mặt phẳng nhất định (độ sâu quan tâm trong mô, tạng). Vì vậy được gọi là chụp cắt lớp bằng Positron (Positron Emission Tomography: PET). Nguyên lí và kỹ thuật giống như trong SPECT nhưng các photon của các ĐVPX trong SPECT không đơn năng mà trải dài theo phổ năng luợng của nó, còn trong PET là các photon phát ra từ hiện tượng huỷ hạt của positron và electron, đơn năng (511 keV).

Điểm đặc biệt đối với việc ghi hình bằng máy PET là phải sử dụng các ĐVPX phát positron. Tuy nhiên các ĐVPX này có thời gian bán rã ngắn nên bên cạnh máy PET phải có Cyclotron để sản xuất ĐVPX. Điều đó gây thêm khó khăn cho việc phổ cập PET cả về kỹ thuật và tài chính. Vì vậy hiện nay số lượng PET trên thế giới không nhiều như SPECT.

Cũng giống như các máy SPECT, máy PET cũng vừa có thể tạo ra các lắt cắt (slide) hình ảnh như CT, MRI, vừa co thể cho hình ảnh quýet (Scan) toàn thân, đặc điểm này là đặc biệt quan trọng trong phát hiện khối u và sự tái phát và di căn ung thư.

Máy PET (bên trái) và Cyclotron (bên phải) để sản xuất các ĐVPX có đời sống ngắn


Gần đây người ta đã nghiên cứu tạo ra hệ thống kết hợp PET với CT – Scanner hoặc SPECT/CT tức là ghép 2 loại đầu dò trên một máy và dùng chung hệ thống ghi nhận lưu giữ số liệu, các kỹ thuật của PC. Hệ thống này cho ta hình ảnh như ghép chồng hình của CT và xạ hình lên nhau nên có thể xác định chính xác vị trí giải phẫu (do hình CT là chủ yếu) các tổn thương chức năng (do xạ hình là chủ yếu). Hệ thống này mang lại nhiều màu sắc phong phú cho kỹ thuật ghi hình phóng xạ nói riêng và ghi hình y học nói chung.

2.2. Ghi hình khối u bằng máy SPECT, PET

Phương pháp ghi hình (xạ hình) có vai trò quan trọng trong việc phát hiện các khối u, đặc biệt các khối u ác tính, cũng như theo dõi ung thư tái phát và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Nguyên tắc chung của ghi hình y học hạt nhân là: để ghi hình (xạ hình) các cơ quan người ta phải đưa các ĐVPX hay dược chất phóng xạ (DCPX) vào cơ thể người bệnh. Các ĐVPX hay các DCPX để ghi hình phải được lựa chọn sao cho khi vào cơ thể nó chỉ tập trung vào cơ quan cần ghi hình, ít hoặc không tập trung phóng xạ ở các tổ chức hay cơ quan khác và phải được lưu giữ ở đó một thời gian đủ dài. Sự phân bố trong không gian của DCPX này sẽ được ghi thành hình ảnh. Hình ảnh thu được có tính đặc hiệu của cơ quan cần nghiên cứu. Hình ảnh này được gọi là xạ hình đồ, hình ghi nhấp nháy (Scintigram, Scanogram, Scan). Đây là điểm khác biệt rất quan trọng trong ghi hình bằng kỹ thuật y học hạt nhân so với các kỹ thuật ghi hình không đưa các phóng xạ vào cơ thể người bệnh như CT, MRI… Thực chất xạ hình (Scintigraphy) là phương pháp ghi hình ảnh sự phân bố một cách đặc hiệu của các chất phóng xạ ở bên trong các phủ tạng bằng cách đo hoạt độ phóng xạ của chúng từ bên ngoài cơ thể.

Xạ hình không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn thuần về hình thái mà nó còn giúp ta hiểu và đánh giá được chức năng của cơ quan, phủ tạng và một số biến đổi bệnh lí khác của chính cơ quan đó.

Để phát hiện khối u, hiện có nhiều phương pháp khác nhau: ·      Các phương pháp chụp hình thường quy (quy ước) như: XQ, siêu âm, CT, MRI…

  • Các phương pháp ghi hình bằng y học hạt nhân như: Scanner, Gamma camera, SPECT, PET, PET/CT… Mỗi loại phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong lâm sàng, người thầy thuốc cần biết sử dụng hoặc phối hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đó để có những thông tin chính xác giúp ích cho quá trình chẩn đoán theo dõi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Hiện nay có thể xếp các phương pháp ghi hình khối u theo 3 nhóm chính như sau:

·      Ghi hình khối u với máy gamma camera và SPECT, loại này gồm 2 loại xạ hình:

+ Xạ hình (lên hình) bằng tương phản âm tính (-)

+ Xạ hình (lên hình) bằng tương phản dương tính (+)

·      Ghi hình khối u đặc hiệu (ghi hình miễn dịch phóng xạ: Radioimmuoscintigraphy: RIS).

·      Ghi hình khối u theo nguyên tắc chuyển hoá (bằng kỹ thuật PET).

2.2.1. Ghi hình khối u với máy gamma camera và SPECT

* Ghi hình khối u theo nguyên tắc tương phản âm tính

Trên hình ghi (scintigram), nơi tương ứng với khối u, ta thấy có một vùng khuyết hoặc giảm hoạt tính phóng xạ so với tổ chức xung quanh. Nghĩa là chất phóng xạ chỉ tập trung chủ yếu trong

tổ chức lành và do đó tại khối u ít hoạt tính phóng xạ hơn. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về mặt chuyển hoá, phân bố mạch, tổn thương hoại tử của tế bào ung thư nên làm cho tổ chức ung thư giảm (hoặc mất hẳn) khả năng bắt, giữ các chất phóng xạ. Ví dụ; ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư phổi…

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể tạo ra một vùng “lạnh” hoạt tính phóng xạ, do vậy nếu chỉ dựa vào hình ảnh trên scintigram thì không được phép ghi chẩn đoán xác định là có ung thư hay không.

Các máy xạ hình gamma camera, SPECT thường được dùng để ghi ghi hình cho loại này.

* Ghi hình khối u theo nguyên tắc tương phản dương tính (Positive contrast)

Phương pháp ghi hình này ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn. ở nơi tương ứng với khối u có vùng tập trung hoạt tính phóng xạ cao hơn tổ chức xung quanh. Ví dụ: ghi hình khối u ở não, xương, vú..

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có nhiều nguyên nhân có thể tạo ra một vùng “nóng” hoạt tính phóng xạ tại vùng tổn thương, do vậy nếu chỉ dựa vào hình ảnh trên scintigram thì chỉ nói được là có tổn thương, nhưng khó xác định là khối u lành tính hay ác tính. Nhưng so với phương pháp ghi hình theo nguyên tắc ghi hình âm tính thì phương pháp ghi hình theo nguyên tắc tương phản dương tính có độ nhạy và đặc hiệu cao hơn trong một số loại khối u.

Các máy xạ hình gamma camera, SPECT thường được dùng để ghi ghi hình theo nguyên tắc này.

2.2.2. Ghi hình khối u đặc hiệu (ghi hình miễn dịch phóng xạ:    Radioimmuoscintigraphy: RIS).

Trong những năm vừa qua, ngành y học hạt nhân đã có những bước phát triển mới trong các kỹ thuật ghi hình để vừa có thể ghi hình đặc hiệu được các tổ chức cơ quan đó, lại vừa đánh giá được chức năng của chúng thông qua việc sử dụng kỹ thuật gắn các receptor và tương tác giữa kháng nguyên – kháng thể.

Kỹ thuật sử dụng kháng thể đánh dấu phóng xạ để ghi hình và đánh giá các đặc điểm của bản chất quá trình bệnh lý được gọi là kỹ thuật ghi hình miễn dịch phóng xạ (RIS: Radioimmuscintigraphy).

Về nguyên tắc, RIS có thể áp dụng cho bất kỳ loại bệnh lý nào: lành tính, như phát hiện nhồi máu cơ tim với antimyosin đánh dấu phóng xạ, hay ác tính… Để phát hiện khối u (lành và ác tính) hiện người ta có thể sử dụng các kỹ thuật: X quang thông thường, CT, MRI, Siêu âm… Những phương pháp này chỉ giúp ta xác định được có tổn thương hay không, vị trí khối u… Nhưng không xác định được bản chất, loại tổn thương của khối u. Việc sử dụng RIS vừa cho phép xác định được khối u (vị trí, hình dạng, kích thước) và xác định chính xác bản chất của khối u. Đó chính là ưu điểm và ưu việt của RIS.

* Nguyên lý của RIS như sau:

Mỗi khối u có một loại tế bào ung thư, những tế bào này tạo ra những kháng nguyên đặc hiệu (thường nằm ở bề mặt tế bào). Mỗi loại ung thư lại có một loại kháng nguyên đặc hiệu. Kháng nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể đặc hiệu với nó.

Nếu dùng các kháng thể đặc hiệu (kháng thể đơn dòng: monoclonal anbibody) đã được đánh dấu bằng một đồng vị thích hợp phát tia gamma (g) thì kháng thể này sẽ kết hợp với kháng nguyên tương ứng của tổ chức ung thư và tạo thành phức hợp: Kháng nguyên – kháng thể đánh dấu phóng xạ. Như vậy, lúc này khối u sẽ trở thành một nguồn phát tia phóng xạ (tia gamma) và kết quả ta sẽ có một hình ghi dương tính, đó là hình ảnh của khối u ung thư đặc hiệu. Để tìm và phát hiện khối u ung thư nào đó, người ta thường sử dụng một số đồng vị phóng xạ cho RIS như 123I, 111In, 99mTc, 131I… Để biết chính xác bản chất, vị trí của khối u ta chỉ việc tiêm các kháng thể đặc hiệu với loại ung thư cần phát hiện mà ta đã biết trước. Nếu lên hình được ta có thể khẳng định đó là hình ghi đặc hiệu của khối u ta cần tìm. Chẳng hạn để phát hiện ung thư buồng trứng người ta dùng kháng thể đơn dòng OC 125 đánh dấu 111In (111In-OC125)…

* ứng dụng của RIS trong lâm sàng

RIS không có vai trò như một test sàng lọc (Screening test) cho những người khoẻ mạnh để phát hiện ung thư. RIS là một kỹ thuật phức tạp vì đòi hỏi phải tiêm protein lạ, chất phóng xạ và kháng thể vào cơ thể người bệnh.

RIS có một vai trò quan trọng trong việc đánh giá các bệnh nhân với các kết quả nghiên cứu ban đầu. Ví dụ với một nang (cyst) hoặc một khối u ở vùng hố chậu, người ta có thể sử dụng RIS để phát hiện và chứng minh nó có phải là một ung thư buồng trứng hay không… .

RIS là một nghiệm pháp bổ sung để làm tăng khả năng phát hiện các dấu ấn ung thư (tumor marker) trong huyết thanh. Tuy nhiên, một kháng nguyên lý tưởng để phát hiện được trong huyết thanh là phải được giải phóng (tiết ra) dễ dàng từ các khối u như CEA, AFP, nhưng hầu hết các marker lại không tăng trong huyết thanh cho tận tới lúc khối u bị hoại tử. Trong khi đó đối với RIS thì kháng nguyên cố định tại khối u nên sẽ cho các kết quả đặc hiệu cao. Chẳng hạn trong ung thư trực tràng, RIS có thể giúp chúng ta phát hiện tốt các khối u nguyên phát hay thứ phát ngay cả khi CEA trong huyết thanh ở mức bình thường. Tuy nhiên các khối u có kháng nguyên trong máu tuần hoàn cao và ít ở khối u thì khó có hình ảnh đặc hiệu nếu ta sử dụng RIS.

RIS có vai trò quan trọng trong đánh giá giai đoạn sơ bộ ban đầu loại ung thư đã biết. Tuy nhiên, đối với các kháng nguyên tiết ra từ khối u như CEA thì sự tập trung của chúng ở các hạch lympho địa phương bình thường sẽ lớn hơn các hạch lympho có liên quan đến ung thư trực tràng.

RIS có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại các bệnh nhân sau khi điều trị các ung thư nguyên phát bằng phẫu thuật, đồng vị phóng xạ, hoá học hoặc kết hợp của các phương pháp điều trị này. RIS không có lợi ích lâm sàng trong việc phát hiện các hình ảnh di căn lớn đã quá rõ ràng khi được phát hiện bằng siêu âm hay CT. Nhưng nó đặc biệt có giá trị trong lâm sàng, như cần chứng minh rằng một khối (mass) xuất hiện trong hố chậu là một khối xơ sau phẫu thuật hay đó là một khối u ung thư tái xuất hiện sau điều trị, một hạch lympho to ra chứ không phải là khối di căn mới xuất hiện…

RIS có thể giúp chúng ta chứng minh các di căn có từ trước đã được khẳng định trong di căn da, màng bụng, sự tái xuất hiện của ung thư buồng trứng trong hố chậu, ở những nơi này thì CT, siêu âm ít có độ tin cậy, đặc biệt là các phương pháp này không khẳng định được sự tái xuất hiện của ung thư đại trực tràng và di căn tuỷ xương từ ung thư vú…

2.2.3. Ghi hình khối u bằng máy PET (ghi hình khối u theo nguyên tắc chuyển hoá).

PET (Positrron Emision Tomography) có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát hiện khối u ung thư cũng như theo dõi đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị. Nếu như CT, MRT cung cấp hình ảnh giải phẫu rõ nét thì PET vừa cho chúng ta hình ảnh giải phẫu vừa cho hình ảnh chức năng chuyển hoá của khối u (ghi hình ở mức độ tế bào). Do vậy, nhìn chung ghi hình khối u bằng PET có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác, đặc biệt là khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm khi mà các phương pháp chẩn đoán khác chưa phát hiện thấy.

a. Nguyên lý cơ bản của ghi hình khối u bằng PET

Nguyên tắc cơ bản của ghi hình khối u bằng PET là cần phải có cơ chế tập trung một cách đặc hiệu dược chất phóng xạ (DCPX) đã lựa chọn. DCPX được lựa chọn dựa trên cơ sở những khác biệt về sinh lý học hoặc chuyển hoá giữa khối u và tổ chức bình thường.

Sự khác biệt về sinh lý học là khá rõ rệt trong hình ảnh của chúng, bao gồm sự khác biệt về phenotyp (kiểu hình) kháng nguyên bề mặt khối u so với tổ chức bình thường.

Một số những biến đổi thông thường về sinh lý có trong các khối u đã được sử dụng để ghi hình bằng PET, đó là: trong đa số các trường hợp, khối u thường phát triển rất nhanh so với tổ chức bình thường. Điều này có ý nghĩa là việc sử dụng các tiền thân (percursor) của DNA (như thymidine…) trong khối u thường tăng hơn nhiều so với tổ chức bình thường.

Thông thường, khối u thường có tốc độ tổng hợp protein cao hơn so với tổ chức lành, do đó việc vận chuyển và kết hợp nhiều typ amin acid trong tổ chức ung thư sẽ tăng lên so với tổ chức bình thường, nên trong thực tế 11C- methionine và 11C – tyrosine thường được sử dụng để ghi hình các khối u ung thư bằng PET.

Một điểm đặc biệt nữa là các khối u thường có hiện tượng tăng phân huỷ glucose kị khí và ưa khí hơn so với các tổ chức bình thường. Điều này có nghĩa là rất nhiều khối u có nhu cầu sử dụng glucose cao hơn tổ chức bình thường.

Bảng dưới đây tổng hợp một số thay đổi trong khối u và các DCPX tương ứng dùng để đánh dấu cho ghi hình PET.           Bảng 1: Một số biến đổi sinh lý trong khối u và DCPX dùng trong ghi hình bằng PET


Thay đổi sinh lý học trong khối u DCPX (Tracer)
Tăng sử dụng glucose 18F – FDG , 11C – glucose
Tăng vận chuyển amino acid/     tổng hợp protêin 11C – methionine,11C- ACHC, 11C- Tyrosine
Tăng tổng hợp DNA 11C – thymidine, 11C-fluorodeoxyuridine
Giảm oxy vào khối u 18F – fluoromisonidazole
Tăng biểu lộ receptor estrogen 18F – b – estradiol
Tăng dòng máu tới khối u 15O – H2O; 62Cu- PTSM
Tăng kháng nguyên 18F gắn kháng thể đơn dòng kháng khối u
Tăng lưu giữ (duy trì) các thuốc hoá chất dùng cho điều trị 5-18F – Fluorouracil; 11C – daunoubicin

Hiện nay có nhiều DCPX dùng cho ghi hình PET, nhưng chất được sử dụng rộng rãi là 18F – FDG: 2 – (18F) fluoro – 2 deoxy – D – glucose

Cơ chế chuyển hoá của FDG trong tế bào ung thư

(Tế bào ung thư được nằm trong ranh giới của hình chữ nhật ở hình vẽ trên)

FDG đi vào tế bào ung thư qua đường máu, rồi được vận chuyển vào trong tế bào (K1), thông thường bởi chất vận chuyển glucose GLUT1. Sau đó FDG được phosphoryl hoá bởi hexokinase trong tế bào để thành FDG – 6 phosphat. Tỷ lệ (K4) của sự biến đổi FDG – 6P thành FDG là rất thấp.

b. Một số đặc điểm của ghi hình khối u ung thư bằng PET

Về nguyên tắc thì các hoạt động chuyển hoá trong các tổ chức ung thư thường xuất hiện trước những thay đổi về cấu trúc. Việc phát hiện những thay đổi về hoá sinh, chuyển hoá… trước những thay đổi về giải phẫu là có thể thực hiện được.

Như vậy, nếu ta sử dụng các chất ở bảng trên và đánh dấu chúng bằng các đồng vị phóng xạ phát positron, chúng sẽ theo dòng máu và tập trung chủ yếu tại các tổ chức có tế bào ung thư và tham gia vào các quá trình chuyển hoá, tổng hợp, biến đổi trong từng tế bào ung thư. Tại những nơi có tập trung các DCPX kể trên, sẽ có một sự chênh lệch rõ nét hoạt tính phóng xạ cao hơn tổ chức lành xung quanh (hình ảnh dương tính). Kết quả là chúng ta có một hình ảnh các tổ chức ung thư đặc hiệu ở giai đoạn rất sớm, thậm chí ngay cả khi các tế bào ung thư đang ở giai đoạn rối loạn chuyển hoá, chúng ta đã có thể thấy được hình ảnh của chúng. Điều này khác biệt so với chụp hình bằng CT, MRI … là tổ chức ung thư phải bị phá huỷ ở một mức độ đủ lớn thì các thiết bị này mới phát hiện được và mắt người mới nhận thấy được.

Kết quả của quá trình ghi hình bằng PET là có thể phát hiện các tế bào ung thư ở giai đoạn sớm và hình ảnh thu được mang đạm hình ảnh hình ảnh chức năng hơn là hình ảnh cấu trúc giải phẫu của tổ chức ung thư.

PET còn giúp đánh giá sớm, chính xác các đáp ứng điều trị ung thư. Những thay đổi này diễn ra sớm hơn và trước rất nhiều những thay đổi trong cấu trúc giải phẫu. Ngoài ra do ghi hình với PET theo nguyên tắc chuyển hoá nên rất có ích trong việc phân biệt một số tổ chức ung thư với một chức sẹo xơ, hoại tử… cũng như giúp phát hiện các ung thư tái phát sớm hơn rất nhiều so với những thay đổi về giải phẫu và thể tích khối u được phát hiện bằng các phương pháp ghi hình thông thường (X quang, CT, MRI…)

Về mặt kỹ thuật PET có thể ghi lại và tái tạo ảnh theo 3 chiều không gian. Độ dày một lớp cắt khoảng 3 – 4mm và có thể cắt theo 3 chiều (nằm ngang, chiều đứng trước – sau và phải – trái). PET có thể ghi hình toàn thân (quýet toàn thân) hoặc từng cơ thể.

Tóm lại ghi hình bằng máy PET có thể giúp chúng ta:

–          Chẩn đoán sớm ung thư

–          Phân loại giai đoạn ung thư

–          Kiểm tra và đánh giá tái phát ung thư.

–          Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị

c. Một số khía cạnh kỹ thuật

Một trung tâm PET cần có:

– Cyclotron để sản xuất tại chỗ các đồng vịphóng xạ có đời sống ngắn

– Labo hoá dược phóng xạ để đánh dấu các hợp chất phóng xạ

– Đội ngũ kỹ thuật (bác sỹ, người điều khiển cyclotron, kỹ sư vật lý, dược sỹ hoá phóng xạ, kỹ thuật viên…)

Trong các cyclotron, nhờ việc bắn phá vào các bia (target) đặc hiệu sẽ tạo ra các hạt nhân phóng xạ phát positron như 18F, 11C, 15O…

Do các dược chất phóng xạ được đánh dấu với các positron có đời sống vật lý rất ngắn nên việc phân phối, vận chuyển tới nơi sử dụng phải rất nhanh. Vì vậy cyclotron cần phải đặt rất gần máy PET, hoặc 1 cyclotron phải đặt sao gần 2 ¸ 3 máy PET.

d. Một số chỉ định chính để ghi hình PET trong ung thư

Hầu hết các loại ung thư đều có thể ghi hình bằng máy PET

– Phát hiện và phân loại giai đoạn trước phẫu thuật cho ung thư phổi, ung thư đại trực tràng…

– Đánh giá ung thư sắc tố (melanoma) sau giai đoạn II.

– Nghiên cứu và phát hiện các hạch và u phổi dạng đặc.

– Phát hiện và phân loại trước mổ ung thư đầu, cổ

– Phát hiện và phân loại ung thư vú tái phát

– Chẩn đoán phân biệt giữa sẹo và ung thư tái phát hoặc giữa mô hoại tử và ung thư tái phát.

– Phát hiện và phân loại u não

– Phát hiện ung thư tái phát và di căn

– Đánh giá đáp ứng của khối u với các phương pháp điều trị

– Ghi hình (in vivo) tác dụng của thuốc…

Sơ đồ minh hoạ ghi hình khối u bằng máy PET-CT

Ungthu.net.vn

Ứng dụng kỹ thuật xạ hình trong chẩn đoán ung thư

Máy SPECT một đầu thu

Ứng dụng kỹ thuật xạ hình SPECT, SPECT/CT, PET, PET/CT trong chẩn đoán ung thư

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán và điều trị ung thư. Trong tài liệu này chỉ khu trú và đề cập đến một số phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư hiện đại đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như các nước trong khu vực có sử dụng các năng lượng bức xạ. Về chẩn đoán, tài liệu này chỉ đề cập tới việc ghi hình phát hiện khối u bằng kỹ thuật mới, đặc biệt là ghi hình với máy SPECT, SPECT/CT, PET và PET/CT. Về điều trị, hiện có nhiều thiết bị và máy xạ trị đang được ứng dụng, nhưng trong tài liệu này chúng tôi chỉ đề cập đến những thiệt bih hiện đại hiện đang có ở Việt Nam và trong khu vực như: máy gia tốc tuyến tính (LINAC), Cyberknife, Gamma knife quay (Rotating Gamma knife)…  

Phần I: Một số phương pháp ghi hình khối U * Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện khối u:

·     Các phương pháp ghi hình thường quy (quy ước) như: XQ, siêu âm, CT, MRI…

·     Các phương pháp ghi hình bằng YHHN như: Scanner, Gamma camera, SPECT, PET, PET/CT…

·     Mỗi loại phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng.

·     Cần biết sử dụng hoặc phối hợp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đó để có những thông tin chính xác giúp ích cho quá trình chẩn đoán theo dõi và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

* Ba nhóm phương pháp chính sử dụng đồng vị phóng xạ để ghi hình khối u:

·     Ghi hình khối u theo nguyên tắc tương phản (contract), ghi hình bằng gamma camera, SPECT. Loại này gồm 2 loại:

+ Lên hình bằng tương phản âm tính (-)

+ Lên hình bằng tương phản dương tính (+)

·     Ghi hình khối u đặc hiệu (ghi hình miễn dịch phóng xạ: Radioimmunoscintigraphy: RIS).

·     Ghi hình khối u theo nguyên tắc chuyển hoá (bằng PET).

Ghi hình khối u với máy SPECT

Máy SPECT một đầu thu

1. Nguyên lý ghi hinh bằng máy SPECT (Single Photon Emission Computerized Tomography: Chụp cắt lớp bằng bức xạ đơn photon) Máy xạ hình SPECT (Single Photon Emission Computed Tomography) là một trong những thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại hiện nay. Về nguyên lý  tạo ảnh, SPECT cũng giống như CT (Kỹ thuật SPECT phát triển trên cơ sở CT- Scanner), chỉ khác ở chỗ, với CT thì chùm  pho-ton được tạo ra bên ngoài, xuyờn qua cơ thể và được ghi nhận ở detector phớa đối diện nguồn tia X. Cũn với SPECT, thỡ chựm bức xạ photon được phỏt ra từ bờn trong cơ thể do phát ra đồng vị phóng xạ được đưa (uống, tiêm..) vào nơi cần chụp ảnh và chùm bức xạ phát ra được ghi nhận đồng thời bởi hệ detector quay quanh bệnh nhân. Các dược chất phóng xạ được sử dụng với một lượng nhỏ sẽ tập trung về các cơ quan cần ghi hình tuân theo các đặc điểm sinh lý và bệnh lý của ảnh thu được cho ta thông tin về chức năng (Functional image) của cơ quan muốn thăm khám. Phương pháp này giúp phát hiện các thay đổi về bệnh học ở mức độ phân tử trước khi hoàn thành nên sự thay đổi cấu trúc giải phẫu để cú thể nhìn thấy được trên hình ảnh CT, MRI… Máy SPECT cho phép hiển thị hình ảnh không gian 3 chiều rừ rệt đánh giá chức năng các bộ phận trong cơ thể, chuyển hóa  tế bào. Máy SPECT cú thể chụp toàn thân (Whole body), tĩnh(Static), động(Dynamic), 3 Pha, ảnh cắt lớp tomo…

Máy SPECT hai đầu thu

2. Chỉ định ghi hình bằng máy SPECT SPECT là kỹ thuật ghi nhận hình ảnh bằng y học hạt nhõn thường được áp dụng để chẩn đoán các bệnh sau đây:

o   Thăm dũ hình thể và chức năng của các cơ quan như tuyến giáp, gan mật, thận, não.. với độ chính xác cao.

o   Chẩn đoỏn các bệnh não, đặc biệt là phổi hiện sớm các tổn thương não, các ổ thiếu mỏu não, nhồi mỏu não do tai biến mạch não, phỏt hiện sớm khi chưa cú dấu hiệu phim chụp cắt lớp CT cũng như cộng hưởng từ, xỏc định chết não trong kỹ thuật lấy tạng ghộp…

o   Chẩn đoán các bệnh tim mạch: SPECT dựng để chẩn đoán bệnh của mạch vành qua xạ hình tưới máu cơ tim, đỏnh giỏ độ sống cũn và ổ nhồi mỏu của cơ tim và các bệnh của mạch máu khác….

o   Chẩn đoán các bệnh qua xạ hình gan mật và hệ tiêu húa, xạ hình tuyến giáp, xạ hình thận, xạ hình  xương, xạ hình phổi, hệ thống bạch huyết đặc biệt là tắc mạch bạch huyết, hoặc rũ hệ thống bạch mạch.

o   Sử dụng các dược chất phúng xạ đặc biệt như I131– Octreotide hay MIBG để xỏc định các khối u thần kinh nội tiết….

o   SPECT là cụng cụ định vị hữu dụng cho các bác sĩ trong việc lấy mẫu sinh thiết, phẫu thuật cắt bỏ.

o    Ứng dụng trong chuyờn nghành ung bướu:

·      Xạ hình toàn thõn phỏt hiện khối u.

·      Xạ hình xương phỏt hiện ung thư di căn xương.

Ngoài các ứng dụng chẩn đoán hình ảnh thụng thường, máy SPECT cũn cú vai trũ đặc biệt trong ngành ung bướu. Máy SPECT có thể chụp cắt lớp (như máy CT) và đặc biệt có thể quét toàn thân (ghi hình toàn thõn), chức năng này không ở máy CT và máy cộng hưởng từ.Với hình ảnh SPECT, người thầy thuốc có thể tỡm thấy những tổn thương, biến đổi bất thường rất nhỏ trong cơ thể người bệnh. Do đó ảnh SPECT cho phép phát hiện sớm bệnh ung thư, tái phát và di căn trước các phương pháp khác như CT, cộng hưởng từ và siêu âm. Đặc biệt là dùng để đánh giá hiệu quả điều trị, ví dụ sau một đợt điều trị hóa chất hoặc tia xạ, người ta sử dụng SPECT kiểm tra xem có hiệu quả không và mức độ đến đâu để giúp cho thầy thuốc xem xét cần tiếp tục điều trị hay thay đổi loại hóa chất, liều xạ để cho kết quả tốt hơn…

Phát hiện tai biến mạch mỏu não giai đoạn sớm và theo dõi tưới máu não theo thời gian (ghi hình với máy SPECT)

Xạ hình xương bằng máy SPECT- ung thư di căn vào xương: cột sống, xương sườn, xương sọ, xương chậu, xương đựi, cẳng chân..

Ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật và 6 đợt điều trị hoá chất: CT 64 dãy (-), Xạ hình xương (Tc 99m- MDP) với SPECT (+)


Ghi hình khối u bằng máy PET (Ghi hình khối u theo nguyên tắc chuyển hoá) Có nhiều ứng dụng của PET (Chụp cắt lớp bằng bức xạ positron: Positrron Emision Tomography) trong lâm sàng như ghi hình tưới máu não, tưới máu cơ tim…, nhưng ứng dụng đặc biệt quan trọng của PET là phát hiện khối u ung thư cũng như theo dõi đánh giá kết quả của các phương pháp điều trị. Nếu như CT, MRT cung cấp hình ảnh giải phẫu rõ nét thì PET vừa cho chúng ta hình ảnh giải phẫu vừa cho hình ảnh chức năng chuyển hoá của khối u. Do vậy, nhìn chung ghi hình khối u bằng PET có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn nhiều so với các ph­ơng pháp chẩn đoán hình ảnh khác, đặc biệt là khả năng phát hiện các khối u ở giai đoạn rất sớm khi mà các ph­ơng pháp chẩn đoán khác ch­ưa phát hiện thấy.

–      Là phương pháp ghi hình ở mức độ tế bào và mức độ phân tử

1. Nguyên lý cơ bản của ghi hình khối u bằng PET

Nguyên tắc cơ bản của ghi hình khối u bằng PET là cần phải có cơ chế tập trung một cách đặc hiệu dược chất phóng xạ (DCPX) đã lựa chọn. DCPX được lựa chọn này dựa trên cơ sở những khác biệt về sinh lý học hoặc chuyển hoá giữa khối u và tổ chức bình thường.

Về nguyên tắc thì các hoạt động chuyển hoá trong các tổ chức ung thư thường xuất hiện trước những thay đổi về cấu trúc. Việc phát hiện những thay đổi về hoá sinh, chuyển hoá… trước những thay đổi về giải phẫu là có thể thực hiện được. Nếu sử dụng các chất chuyển hoá trong khối u và đánh dấu chúng bằng các đồng vị phóng xạ phát positron (được sản xuất bởi máy gia tốc vòng-cyclotron), chúng sẽ theo dòng máu và tập trung chủ yếu tại các tổ chức có tế bào ung th­ư và tham gia vào các quá trinh chuyển hoá, tổng hợp, biến đổi trong từng tế bào ung th­ư. Tại các nơi có tập trung các DCPX kể trên (tổ chức bệnh lý hay khối u ung thư), sẽ có một sự chênh lệch rõ nét hoạt độ phóng xạ cao hơn tổ chức lành xung quanh. Hình ảnh thu đư­ợc sẽ là hình ảnh các tổ chức ung thư­ đặc hiệu ở giai đoạn rất sớm, thậm chí ngay khi các tế bào ung thư­ đang ở giai đoạn rối loạn chuyển hoá cũng có thể thấy đư­ợc hình ảnh của chúng. Điều này là khác biệt so với chụp hình bằng CT, MRI… là tổ chức ung thư­ phaỉ bị phá huỷ ở một mức độ đủ lớn thì các thiết bị này mới phát hiện đ­ược và mắt ngư­ời mới nhận thấy đ­ược. Như vậy, hình ảnh ghi được bằng PET với các DCPX thích hợp có thể giúp chúng ta phát hiện ở giai đoạn rất sớm và chính xác các khối u ung thư so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như CT, MRI…và hình ảnh thu đư­ợc mang đậm hình ảnh chức năng hơn là hình ảnh cấu trúc gỉai phẫu.

Cơ chế tập trung các dược chất phóng xạ vào tế bào ung thư trong ghi hình PET:

Trong đa số các tr­ường hợp: khối u th­ư­ờng phát triển rất nhanh so với tổ chức bình thư­ờng, do đó việc sử dụng các tiền thân (percursor) của DNA (nh­ư thymidine…) trong khối u th­­ường cao hơn nhiều so với tổ chức bình th­­ường. Nếu dùng C-11 gắn với thymidine (C-11 – thymidine) để ghi hình, thì những nơi có tổ chức ác tính sẽ tập trung nhiều thymidin và đồng nghĩa với điều đó sẽ có nhiều C-11 (C-11 ), máy PET sẽ dễ dàng phát hiện sự tập trung bất thường của C-11 , kết quả là trên hình ghi chúng ta sẽ có một vùng tăng hoạt tính phóng xạ (C-11 ) và mắt thường có thể dễ dàng nhìn thấy được.

–        Khối u th­ường có tốc độ tổng hợp protein cao hơn so với tổ chức lành xung quanh, do đó việc vận chuyển, sử dụng và kết hợp nhiều typ amin acid (ví dụ methionine, tyrosine … ) trong tổ chức ung thư sẽ tăng lên so với tổ chức bình thư­ờng, nên nếu gắn C-11 với những acid amin này (C-11 – methionine, C-11 – tyrosine …) thì chúng sẽ tập trung chủ yếu tại khối u, tức là hoạt độ phóng xạ (C-11…) sẽ tăng cao hơn so với tổ chức xung quanh.

Các khối u th­ường có hiện tư­ợng phân huỷ glucose kị khí và ­ưa khí hơn so với các tổ chức bình th­ường, do đó các khối u có nhu cầu sử dụng glucose cao hơn tổ chức bình thường. Nếu gắn glucose với 18F (18F -FDG) hoặc C-11 (C-11 -Glucose) thì các dược chất phóng xạ này sẽ tập trung tại các khối u ác tính nhiều hơn tổ chức lành.

Như vậy để ghi hình khối u, người ta thường phải sử dụng nhiều loại dược chất phóng xạ, mà 18F -FDG chỉ là một trong số đó. Việc sử dụng DCPX nào để ghi hình với máy PET là tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất… loại tế bào ung thư. Do đó, rất có thể là ghi hình với DCPX này (ví dụ với FDG) là âm tính, nhưng lại dương tính với DCPX khác (ví dụ với 11C-Methionine). Do đó để ghi hình phát hiện ung thư cần phải có các Cyclotron có công suất đủ lớn để sản xuất đủ các đồng vị phóng xạ. PET còn giúp đánh giá sớm, chính xác các đáp ứng điều trị ung thư. Ngoài ra do ghi hình với PET theo nguyên tắc chuyển hoá nên rất có ích trong việc phân biệt một số tổ chức ung thư với một chức sẹo xơ, hoại tử… cũng như giúp phát hiện các ung thư tái phát sớm hơn rất nhiều so với những thay đổi về giải phẫu và thể tích khối u được phát hiện bằng các phương pháp ghi hình thông thường (X quang, CT, MRI…)

Máy PET (bên trái) và máy gia tốc vòng – Cyclotron (bên phải) để sản xuất các đvpx có đời sống ngắn

Về mặt kỹ thuật PET có thể ghi lại và tái tạo ảnh theo 3 chiều không gian. Độ dày một lớp cắt khoảng 3 – 4mm và có thể cắt theo 3 chiều (nằm ngang, chiều đứng trước – sau và phải – trái). PET có thể ghi hình toàn thân hoặc từng cơ thể.

Ghi hình với SPECT/CT và PET/CT

–      Kết hợp máy PET với CT – Scanner hoặc SPECT/CT tức là ghép 2 loại đầu dò trên một máy và dùng chung hệ thống ghi nhận l­ưu gĩư­ số liệu và các kỹ thuật của máy tính.

–      Do bệnh nhân đồng thời vừa đ­ược chụp CT vừa đư­ợc chụp SPECT hoặc PET, nên hệ thống này cho phép ghép chồng hình ảnh của CT và xạ hình (SPECT hoặc PET) lên nhau.

–      Sự phối hợp hình ảnh trên  đã giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn rất sớm, chính xác, tăng độ nhạy, độ đặc hiệu của kỹ thuật PET/CT nhờ có đư­ợc đồng thời hình ảnh cấu trúc gỉai phẫu của CT và hình ảnh chức năng chuyển hoá của PET.

Như vậy ghi hình với SPECT/CT hay PET/CT sẽ cho hình ảnh kết hợp của:

  • CT: với hình ảnh cấu trúc gỉai phẫu rõ nét
  • SPECT, PET: với hình ảnh chức năng, các tổn th­ương đ­ược phát hiện rất sớm với độ nhạy cao. PET có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện tổn thư­ơng, đặc biệt trong ung th­ư.

Máy SPECT- CTvà máy PET/CT

Di căn của K giáp trạng: sau cắt bỏ tuyến giáp ghi hình với SPECT/CT: CT (-), SPECT (+).Di

PGS TS Mai Trọng Khoa Bệnh viện Bạch Mai Đại học Y Hà Nội

Ungthu.net.vn